Chuyện này H.N đã từng "nghe trong gió",nhưng không rõ thực hư.
HN cóp lại để - nếu có thời gian-đối chiếu với sự thực lịch sử xem nó ra răng.
(Thôi thì mối thứ biết một tẹo cho thêm cái sự biết,chả lẽ cứ chăm chăm gánh rau thì còn ra gì!)
NGOÀI RA KHÔNG CÓ Ý GÌ KHÁC.
***
DINH ĐỘC LẬP VÀ TRỚ TRÊU NHỮNG NGƯỜI DÍNH ĐẾN NÓ
Ngày 23/2/1868 Thống đốc Pháp đặt viên đá đầu tiên để xây dinh thống đốc Nam Kỳ.
Năm 1871 xây xong Thống đốc Pháp đặt tên nó là dinh Norodom.
Ngày 7/9/1954 Pháp bàn giao cho thủ tướng Ngô Đình Diệm.
Ngày 8/9/1954 thủ tướng Ngô Đình Diệm đổi tên là dinh Độc Lập.
Ngày 27/2/1962 hai nhóm phi công nhóm đảo chính ném bom làm sụp đổ cánh trái của Dinh.
Ngày 1/7/1962 tổng thống Ngô Đình Diệm quyết định san phẳng dinh cũ xây mới theo thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.
Ngày 2/11/1963 tổng thống Ngô Đình Diệm bị giết.
Ngày 31/10/1966 trung tướng Nguyễn văn Thiệu Chủ tịch Ủy ban lãnh đạo quốc gia khánh thành Dinh.
Ngày 8 tháng 4 năm 1975, lúc 8 giờ 30 phút, Nguyễn Thành Trung lái máy bay ném bom Dinh Độc lập. Lần đầu ném 2 quả bom rơi không trúng mục tiêu, lần thứ 2 trúng đích nhưng chỉ có một quả nổ.
Vòng đỏ nơi bom rơi
i
Tổng thống Ngô Đình Diệm là người chủ trương và tổ chức xây dựng nhưng không được hưởng.
Ngày 30/4/1975 xe tăng quân giải phóng húc đổ cánh cổng trái của Dinh, chấm dứt chế độ Việt Nam Cộng Hòa.
Việc này ai tranh công ai dù chỉ có một tăng đâm đổ cổng Dinh mà:
“Thực chất trưa ngày 30/4/1975, đại đội 4 đánh chiếm Dinh Độc lập có hai xe tăng 843 và 390 tiếp cận cổng Dinh Độc lập đầu tiên. Xe 843 dừng lại cổng phụ trái, sau đó, đồng chí Nguyễn Văn Tập, lái xe 390, hỏi tôi: “Thế nào anh Toàn?”, tôi ra lệnh “Tông thẳng vào”. Lập tức xe tăng 390 ( loại T 59 do Trung Quốc sản xuất) được tăng ga, lao thẳng và húc bung hai cánh cổng chính Dinh Độc lập và tiến vào tiền sảnh Dinh Độc lập. Hình ảnh này do một nữ phóng viên người Pháp đã chụp được ngay thời khắc lịch sử lúc bấy giờ. Và đây là một thực tế không thể thay đổi được”, Trung úy Vũ Đăng Toàn khẳng định.
Rồi Trung úy Vũ Đăng Toàn và mấy đồng chí trên xe 390 bị cho về vườn sớm, đi đánh dậm, cắt tóc, lái xe…để bịt sự thật chăng? ai làm việc này?
Bốn đ/c như hồi sinh
Bốn anh em trên chiếc xe tăng 390 húc đổ cổng dinh Độc Lập ngày 30/4/1975. Từ phải qua là các ông Vũ Đăng Toàn, Ngô Sỹ Nguyên, Lê Văn Phượng, Nguyễn Văn Tập.
Bảo dưỡng tăng
Bốn đ/c như hồi sinh
Bốn anh em trên chiếc xe tăng 390 húc đổ cổng dinh Độc Lập ngày 30/4/1975. Từ phải qua là các ông Vũ Đăng Toàn, Ngô Sỹ Nguyên, Lê Văn Phượng, Nguyễn Văn Tập.
Bảo dưỡng tăng
Xe tăng số 843 có lái xe Lữ Văn Hỏa; pháo thủ số 2 Nguyễn Văn Kỷ; pháo thủ Thái Bá Minh và người chỉ huy là Ðại đội trưởng, trung úy Bùi Quang Thận.
Xe mình không húc đổ cổng Dinh, thế mà lại nhận xe mình húc đổ cổng Dinh, để rồi vị trung úy này leo đến cấp đại tá và chém gió về việc trên ở khắp nơi?
Ba chiến binh cùng xe có được hưởng gì không hay cũng về nơi sâu xa để ỉm chuyện?
Mới thấy 2 trớ trêu ở Dinh này?:
1. Kẻ lệnh, tổ chức xây không được ở, chết bất thường bởi kẻ dưới quyền. Tổng thống Nguyễn văn Thiệu không chủ trương xây lại là người thụ hưởng lâu nhất, bị một phần dân Việt nguyền rủa nhiều nhất, rời Dinh không một lần quay lại.
2. Kẻ đâm đổ cổng Dinh lại bị kẻ khác tranh công, rồi lại được người Tây chứng minh và một phần người Việt vinh danh. Kẻ tranh công hình như không một lời xin lỗi hay cải chính.
Xe tăng 390 ( loại T 59 do Trung Quốc sản xuất)
Ba chiến binh cùng xe có được hưởng gì không hay cũng về nơi sâu xa để ỉm chuyện?
Mới thấy 2 trớ trêu ở Dinh này?:
1. Kẻ lệnh, tổ chức xây không được ở, chết bất thường bởi kẻ dưới quyền. Tổng thống Nguyễn văn Thiệu không chủ trương xây lại là người thụ hưởng lâu nhất, bị một phần dân Việt nguyền rủa nhiều nhất, rời Dinh không một lần quay lại.
2. Kẻ đâm đổ cổng Dinh lại bị kẻ khác tranh công, rồi lại được người Tây chứng minh và một phần người Việt vinh danh. Kẻ tranh công hình như không một lời xin lỗi hay cải chính.
Xe tăng 390 ( loại T 59 do Trung Quốc sản xuất)
Xe tăng 843 ( loại T 54 do liên Xô sản xuất)
Thật trớ trêu cho mấy vị bé, to viết trên liên quan đến dinh Độc Lập, phải chăng ông kiến trúc sư Ngô Viết Thụ dựa vào thuyết phong thủy thiết kế Dinh này để dành cho người lương thiện? kẻ xấu dụng sẽ bị trừng phạt?
Bốn cựu binh Vũ Đăng Toàn, Ngô Sỹ Nguyên, Lê Văn Phượng, Nguyễn Văn Tập trên chiếc xe tăng 390, ba cựu binh Lữ Văn Hỏa, Nguyễn Văn Kỷ, Thái Bá Minh trên xe tăng số 843 nay sống ra sao, có cùng khẳng định tích trên mà "lề phải" đưa không? Cầu cho các cựu binh sống vui, khỏe... đầy đủ.
Ðại tá Bùi Quang Thận đã qua đời không hiểu cuối đời có suôn sẻ không? Cầu cho ngài nơi chín suối an lành.
Bốn cựu binh Vũ Đăng Toàn, Ngô Sỹ Nguyên, Lê Văn Phượng, Nguyễn Văn Tập trên chiếc xe tăng 390, ba cựu binh Lữ Văn Hỏa, Nguyễn Văn Kỷ, Thái Bá Minh trên xe tăng số 843 nay sống ra sao, có cùng khẳng định tích trên mà "lề phải" đưa không? Cầu cho các cựu binh sống vui, khỏe... đầy đủ.
Ðại tá Bùi Quang Thận đã qua đời không hiểu cuối đời có suôn sẻ không? Cầu cho ngài nơi chín suối an lành.
Tháng 11/1975 Hội nghị hiệp thương thống nhất Việt Nam tổ chức tại Dinh, n ay gọi Nó là Hội trường Thống Nhất.
---------------------------
Cóp từ
__________________________________________________________________________
Ông Nguyễn Văn Tập (SN 1951), quê ở thôn Đại Tỉnh, xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc, Hải Dương; nhập ngũ tháng 6/1970, đóng quân tại Thanh Hóa. Sau đó ông được tuyển về Đoàn H03 học lái xe tăng. Năm 1971, hành quân vào miền Nam. Cuối năm 1974, ông được giao nhiệm vụ lái xe tăng T59, số hiệu 390, lên đường vào Nam.
Dòng xe tăng T59 chỉ có 4 người, gồm Trung sỹ Nguyễn Văn Tập, lái xe; pháo thủ 1, trung sỹ Ngỗ Sỹ Nguyên; pháo thủ 2 Lê Văn Phương; Trung úy Vũ Đăng Toàn, chính trị viên Đại đội, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn 203, Quân đoàn 2, làm chỉ huy tăng 390.
Trận đầu tiên, tăng 390 tham gia đánh giặc ở A Sầu và A Lưới, khu vực tây nam Huế. Năm 1975, tăng 390 tiếp tục tham gia chiến dịch giải phóng Huế, Đà Nẵng, Phan Rang, Phan Thiết, căn cứ Nước Trong (Đồng Nai) và Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
________________________________________________________________________________
(ảnh trên intenet)
Thằng 843 húc trước nhưng không đổ,thằng 390 húc sau thì đổ cổng .Chúng đều là những thằng ĐẾN DINH SỚM NHẤT,nhưng ÔNG TRỜI CHỌN cho thằng nào được làm gì,thằng nấy mới làm được chớ nhỉ.Có SỐ cả đấy EM Ạ !
Trả lờiXóaMời anh tham khảo anh nhé:
Xóahttp://thongcao55.blogspot.com/2013/04/su-kien-3041975-va.html
Chúc anh ngủ ngoan !
Xung quanh cái dinh này nhiều chuyện tranh cãi nhưng chẳng biết ngã ngũ chưa HN nhỉ?
Trả lờiXóaRồi ạ.Bác xem thêm:
Xóahttp://thongcao55.blogspot.com/2013/04/su-kien-3041975-va.html
(Bác cóp địa chỉ này,rê chuột lên đầu trang-địa chỉ blog bác đang xem,nhấn chuột trái-địa chỉ đó bị bôi đen,bác Dán địa chỉ vừa cóp vào đó,nhấn ENTER trên bàn phím,nó sẽ đến trang bác cần tìm).
Xem anh Kạo đây ngồi hút thuốc, nhịp giò chờ TT Dương Văn Minh tiếp kiến, nhưng éo thèm lên tiếng bao giờ:
Trả lờiXóahttp://www.corbisimages.com/images/Corbis-BE022141.jpg?size=67&uid=9b241974-04aa-484a-89f5-a3f802ecd4ee
Trong 3 anh ngồi hút thuốc,anh là ai?
XóaThôi thì cứ để cho lịch sử phán xét em ạ! Thời điểm ấy anh đang công tác ở Hà Nội nên chẳng biết ai là Thạch Sanh, ai là Lý Thông!
Trả lờiXóaChúc em những ngày cuối tuần vui vẻ, bình an!
Người ta đã chỉ ra rồi anh ơi.Có điều giờ đây nhiều cái tăng 390 và 843 lắm.
Xóa"Hai chiếc xe tăng 390 và 843 “xịn” đang ở đâu?
Sau đại thắng 30/4/1975 đến nay, có lẽ rất nhiều người dân Việt Nam và các du khách thắc mắc về bản gốc của hai chiếc xe tăng 390 và 843 huyền thoại đang được lưu giữ ở đâu vì ở Hà Nội có một chiếc xe tăng mang số hiệu 390 ở Bảo tàng Lực lượng Tăng thiết giáp và trong TP. Hồ Chí Minh cũng có một chiếc tương tự.
Còn chiếc xe tăng mang số hiệu 843 ở Hà Nội hiện nay có đến hai chiếc. Một ở Bảo tàng Quân sự Việt Nam, một chiếc đang ở Bảo tàng Lực lượng Tăng thiết giáp. Ở Thái Bình cũng có một chiếc mang số hiệu 843 và một chiếc khác ở TP. Hồ Chí Minh hiện đang được trưng bày ở Dinh Độc Lập.
Trước hết với hai chiếc xe tăng mang số hiệu 390 và 843 đang có mặt trong TP. Hồ Chí Minh có thể khẳng định chắc chắn rằng cả hai chiếc xe tăng này chỉ là “hiện vật đồng dạng, đồng thời” so với bản gốc. "
(http://wot.go.vn/2-205/%5BDau-An-Lich-Su%5D---Di-tim-%E2%80%9Cban-goc%E2%80%9D-hai-chiec-xe-tang-huc-do-cong-Dinh-Doc-Lap.htm)
XóaĐã là hiện vật lịch sử thì anh tin rằng có rất nhiều bản sao. Ở nước ngoa anh biết những hiện vật quý hiếm thì người ta đem cất bà được bảo vệ rất kỹ (đề phòng đạo tặc quốc tế), còn bản sao (chắc nhìn ngoài cũng giống như bản chính) thì được trưng bày các Viện bảo tàng. Cũng như bộ quần áo ka ki, đôi dép cao su của Bác Hồ cũng có rất nhiều hiện vật sao chép được trưng bày trong các Bảo tàng: Bảo tàng CMVN, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng QĐNDVN...Thậm chí thi hài của Bác hình như cũng không phải chỉ có một em ạ.
Nhưng sự thật về chiếc xe tăng 390 húc đổ Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975 cũng được Đài THVN đưa tin cách đây vài năm rồi. Còn Đại tá Bùi Quang Thận chắc khi đó đang dừng xe ở công phụ Dinh Độc Lập...
Cũng là tại cái chị nhà báo Pháp ấy mới rắc rối anh nhỉ!
Xóa
Trả lờiXóaBạn Bantaysach xem đây:
"...Đại tá Thận mất đột ngột tại nhà riêng ở Thái Bình vào sáng sớm 24/6, hưởng thọ 64 tuổi.
Ông Bùi Quang Thận nhập ngũ năm 1966, tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh với cương vị đại đội trưởng Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn tăng thiết giáp 203, Quân đoàn 2 (đơn vị đảm nhiệm đánh chiếm dinh Độc Lập).
Trưa 30/4/1975 ông chỉ huy xe tăng T54 mang số 843 đi đầu đội hình tiến vào dinh Độc Lập. Khi xe tăng 390 húc đổ cổng chính,......"
(http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/nguoi-cam-co-tren-dinh-doc-lap-qua-doi-2234992.html)
Trả lờiXóaBạn Bantaysach xem đây:
"...Đại tá Thận mất đột ngột tại nhà riêng ở Thái Bình vào sáng sớm 24/6, hưởng thọ 64 tuổi.
Ông Bùi Quang Thận nhập ngũ năm 1966, tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh với cương vị đại đội trưởng Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn tăng thiết giáp 203, Quân đoàn 2 (đơn vị đảm nhiệm đánh chiếm dinh Độc Lập).
Trưa 30/4/1975 ông chỉ huy xe tăng T54 mang số 843 đi đầu đội hình tiến vào dinh Độc Lập. Khi xe tăng 390 húc đổ cổng chính,......"
(http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/nguoi-cam-co-tren-dinh-doc-lap-qua-doi-2234992.html)
Trả lờiXóaBạn Bantaysach xem đây:
"...Đại tá Thận mất đột ngột tại nhà riêng ở Thái Bình vào sáng sớm 24/6, hưởng thọ 64 tuổi.
Ông Bùi Quang Thận nhập ngũ năm 1966, tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh với cương vị đại đội trưởng Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn tăng thiết giáp 203, Quân đoàn 2 (đơn vị đảm nhiệm đánh chiếm dinh Độc Lập).
Trưa 30/4/1975 ông chỉ huy xe tăng T54 mang số 843 đi đầu đội hình tiến vào dinh Độc Lập. Khi xe tăng 390 húc đổ cổng chính,......"
(http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/nguoi-cam-co-tren-dinh-doc-lap-qua-doi-2234992.html)