Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014

MẸ CHA BỌN QUAN THAM




Dân chợ đồn là hiện có một đĩa hài tết Giáp Ngọ rất hay,họ kể rằng:

Nội dung là NGUYÊN MẪU CÓ THẬT NGOÀI ĐỜI ở một đất nước nằm trên địa cầu này.

Một kẻ là tay kế toán quèn,do có những thủ đoạn lưu manh bỉ ổi nên mang vợ hiến cho quan trên để được làm quan. 


Khi ngoi đến chức thượng thư bộ Đi lại,hắn đặt ra mọi loại "phí-(thuế)" trên đời: Thuế trâu bò,thuế chó lợn,thuế người đi bộ...

Cậy cục mãi,HN mới mượn được cái đĩa có tên "CHÔN NHỜI" về xem cùng các cụ hàng xóm.




Một cụ già-công nhân xây dựng thủy điện Hòa Bình xưa,xem xong vuốt râu:

-Lớp trẻ thật tài,sao chúng biết chuyện cũ mà chửi xéo?

****
May thay,trên YOUTUBE đã đăng!

Có thể nhiều cô bác anh chị đã xem,có thể chưa,nếu chưa xem,H.N tha về đây,xin dành một trăm mười lăm phút để xem nhé.




Cười để sống lâu bà con cô bác ạ.

Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

CHUYỆN TẾT


Sắp tết,chuyện tết cho vui
(Bỏ qua muôn chuyện ngoài đời nhố nhăng)

***









1.-Tục "VỖ MÔNG" của người H`Mông:

Vào ngày 2 tết,người H`Mông có các trò chơi ném pao,múa khèn,múa ô,hát ống,hát giao duyên...đặc biệt những ngày này,thanh niên thường tụ tập dưới chân núi để vui xuân.




Khi người trai thấy khoái một cô gái nào đó,liền tiến đến vỗ vào mông cô ta,rồi dắt tay nhau đi chỗ kín đáo và "tâm tình" thâu đêm suốt sáng với nhau.

Tục lệ này của người H`Moong có từ lâu đời.




                                   

(Có người bảo là cái tục lệ này còn lan đến Hải Dương và Đất Tổ,và không phải dành cho thanh niên,mà cho các bác đã nghỉ hưu,nhưng HN có đến đấy đâu mà biết.)


2.-TỤC BẮT VỢ CỦA NGƯỜI DAO.

Tục này được duy trì tới nay chắc là giúp các trai nghèo có vợ.

Ngày tết ,ra đường,thấy cô gái nào ưa mắt,tóm tay kéo tuột về nhà mình.
Ba ngày sau,đến báo cho bố mẹ cô gái biết họ đã thành vợ chồng rồi.
Khi có con đàn cháu đống,của cải dư thừa,họ mới làm đám cưới.





                                         (Phỏng theo báo HQVN số tết)



Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

MỘT KIỂU ĂN XIN


     Năm quái nào cũng vậy,cứ vào dịp cuối năm lịch mặt giăng,là từng tốp,từng tốp người mặc đủ loại sắc áo,đi đứng như người lớn,dòm ngó từ những mẹt bán vàng bạc kim cương đến những cửa hiệu bán mắm tôm hoành tráng.

Họ vào để kiểm tra.

(Những ngày thường đâu thấy mặt họ).

     Mình nghĩ họ dòm ngó là để xem mấy mụ kia có bán vàng giả hoặc mắm tôm trộn đất đồi màu đỏ không,vậy là họ "làm phúc" cho dân đen.

    Dân đen dễ bị lừa.

    Tình cờ một hôm ,mình nghe thấy mấy ông già ngồi quán nước,nói về những tốp người này:

   -Ồ,chúng kiểm tra cái chó gì! Chúng đi xin tiền ăn tết đó.Mẹ bố chúng,thật bệ rạc.

  Ra là vậy.May,những kẻ bán rau không bị kiểm tra.








      

(Ảnh  minh họa-trên mạng)

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014

ĂN CẮP CỦA HÀNG XÓM

Anh đã là người cầm ghi đông của chiếc xe thồ chở hàng chục tỉ ki lô gam người ,tiếp nối đàn anh làm cho XỨ LẠ càng ngày càng THỊNH VƯỢNG,xứng ngôi Địa Tử.

Anh đã viết cái "nghệ thuật " sống này,thôi thì lớp quan to họ tình cờ xem (là ĐẠI PHÚC cho họ),còn loại quan  làng nhàng như các thượng thư đến kẻ bán rau,đọc để biết,lỡ kiếp sau có nhiều tiền,lại làm quan thì sao.


H.N mời các  cô bác và các anh chị đọc nhé,có lẽ cũng thấy được điều gì...


NGHỆ THUẬT SỐNG TUỔI GIÀ 



Xưa nghe người ta nói
Thủ tương Chu Dung Cơ
Có IQ cao lắm.

Cao đến mức bất ngờ.

***
** 
  Vừa rồi ông có viết
Bản tổng kết khá hay
Về nhân tình thế thái.
Xin tóm lược thế này.


Tháng năm trôi nhanh lắm.
Chẳng mấy chốc đã già.
Giờ thanh thản nhìn lại,
Điểm những gì đã qua.

Qua một ngày, đơn giản
Là ta mất một ngày.
Nhưng nếu biết sống đúng,
Là ta lãi một ngày.


Tiền không phải tất cả,
Nhưng cũng không là gì.
Khi sinh ta chẳng có,
Chết cũng chẳng mang đi.

Đừng coi trọng nó quá,
Càng không nên ki bo.
Cần tiêu, cứ thoải mái.
Cần cho thì cứ cho.


Tiền mua được sức khỏe
Thì hãy mua cho mình.
Tiền mua được cái sướng,
Càng nên mua cho mình.

Kiếm được tiền đã khó.
Khó hơn - biết tiêu tiền.
Mình phải làm chủ nó.
Ngược lại sẽ rất phiền.


*
Những tháng năm còn lại
Được sống thì sống đi.
Vậy hãy sống vui vẻ,
Khổ hạnh mà làm gì.

Cần mặc thì cứ mặc,
Cần chơi thì cứ chơi.
Đừng sợ công nghệ mới.
Già, sống là nghỉ ngơi.


*
Suy cho cùng, tiền bạc
Là của cháu con mình.
Công danh là quá khứ.
Sức khỏe mới của mình.

*
Bố mẹ yêu con cái
Là vô tận, vô cùng.
Con cái yêu bố mẹ
Có hạn và chung chung.


Con tiêu tiền bố mẹ
Coi như chuyện đương nhiên.
Hiếm khi thấy bố mẹ
Ngửa tay xin con tiền.

Ngôi nhà của bố mẹ
Là ngôi nhà của con.
Nhưng ngôi nhà của con
Không phải nhà bố mẹ.


Xưa nay luôn vẫn vậy.
Bố mẹ suốt cả đời
Sinh con, nuôi con lớn,
Chỉ mong chúng thành người.

Mà không chờ báo đáp.
Coi như nghĩa vụ mình.
Ai mong chờ báo đáp
Là tự làm khổ mình.

*

Ngộ nhỡ mình đau ốm,
Biết trông cậy ai đây?
Đặc biệt khi ốm nặng,
Phải nằm viện dài ngày.

Vợ và con không thể
Lúc nào cũng ngồi bên.
Họ mệt mỏi, rốt cục
Phải nhờ cậy đồng tiền.


*
Bí quyết của thanh thản
Là triết lý thông minh:
Trên - lắm kẻ thành đạt.
Dưới - ít ai bằng mình.

*
Sống, phải lòng rộng mở,
Tốt bụng với mọi người.
Vui vì làm việc thiện.
Vui vì giúp được đời.

Giàu sang chỉ tạm bợ,
Rồi ai cũng xuống mồ.
Sống thị và sống tốt
Hơn ghế cao, chức to.

Đời có hay có dở,
Lúc sướng, lúc gian nan.
Gặp khó, cứ bình tĩnh
Và không quá cầu toàn.


*
Tuổi già là cái tuổi
Sẽ không thực sự già
Nếu ta biết có được
Một cách sống hài hòa.

Vui, không vui thái quá.
Không thái quá khi buồn.
Quá nhàn thành buồn tẻ,
Đau đầu vì quá ồn.

*
Đừng nghĩ già là hết,
Không còn nhu cầu chơi.
Hãy tìm trò thích hợp
Mà sống khỏe với đời.

Cả chuyện tâm, sinh lý,
Cả đối với người già
Cũng phải giữ đều đặn
Cho khí huyết lưu hòa.


*
Cái Sinh Lão Bệnh Tử
Là quy luật của trời.
Lúc phải chết thì chết,
Xứng đáng một con người.

Không cưỡng được số mệnh,
Nuối tiếc mà là gì.
Ta đặt dấu chấm hết
Rồi thanh thản ra đi.

  ======================================


Cóp của NAM CHUNG



Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

Năm của DÂN CẦN LAO



Anh cỡ dưới ba mươi,đẹp giai,cao to gần như ông bộ trưởng nước (không phải ta).

Vai khoác bộ đồ đánh giầy. (Thôi thì mỗi người một kế sinh nhai.Biết đâu anh ấy là hoàng đế vi hành).

Anh vừa đánh đôi giầy "DÔN" chuột gặm cho một anh cũng cao to như thế ,vừa oang oang:

-Anh sợ em lừa nên không dám tụt dầy chứ gì? Xin lỗi anh,cái đôi giầy của anh chỉ đáng một vài cân ốc nhồi,nhiều thằng trong quán ô kê từ thành phố về đeo giầy cả chục triệu,em đâu thèm lừa.

-Chú nghĩ oan,anh không có ý ấy.

-Sao em bảo anh tụt giầy,anh không tụt?

-Là anh muốn học xem chú đánh giầy ra sao thôi.

-Anh chỉ khéo đùa.

Anh đánh giầy vừa áp dụng những "BIỆN PHÁP NGHIỆP VỤ" của nghề đánh giầy cao quý,vừa nói:

-Em cố kiếm ít tiền để ăn cái tết của năm DÂN CẦN LAO.Ruộng nương bị dự án cóp cóp chi đó lấy hết rồi.em quê Văn giang anh ợ.

-Chú nói sao? Ai đặt tên là tết của "DÂN CẦN LAO"?

-Dạ,nó thế này.Sang năm là năm con ngựa,ngựa chuyên thồ hàng,chuyên cho người cưỡi.Mà kẻ bị đè đầu cưỡi cổ không phải là lũ quan tham,chức mua,mà là dân đen,vậy năm con ngựa không phải là năm của "DÂN CẦN LAO" thì của ai?

Ngồi bán vài mớ cải canh bên cạnh,HN nghĩ: anh đánh giầy này liệu có là thằng quan thất sủng,hay một ông bất đắc chí,một ông nghiện?

Nghĩ vẫn vơ,có người hỏi mua hàng,HN không trả lời,cô bạn ngồi bên thấy vậy hét toáng:

Nga ơi! Bán hàng.Mày nghĩ chuyện chó lợn gì đó? Kệ cha chuyện đời đi nhá.



Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014

Đoạn thơ của người xưa

Dọn chiếc gác bếp ,mình thấy cuộn giấy đã ố vàng,đen xỉn,chuột gặm lem nhem.Một tờ giấy mất một nửa,còn lại mấy câu thơ,mình nhớ kỷ niệm qua,nhưng những câu thơ này,quả thực mình không còn nhớ.



Quên nổi làm sao  em yêu
Những buổi  thu,dưới nắng chiều

Vẳng tiếng hò nơi xóm hạ
Cây  xơ xác,gió hiu hiu


Anh bước bên em bóng đổ dài
Lúc hòa làm một,lúc thành hai
thẹn thùng nhỏ nhẹ em đùa hỏi:
-Hai đứa chúng mình,ai yêu ai?

Ôi buổi hoàng hôn nắng chiều vàng
Hàng cây xơ xác đứng ven đường
Bồi hồi lòng nghĩ ngày xa cách
Chân bước ngập ngừng,dạ bâng khuâng...

...

Đã nhiều chục năm trôi qua,phần sau bài thơ đã mất,song mối tình đầu trong sáng không thành,và hình bóng anh,H.N mãi nhớ trong lòng.

Sau lá thư dúi tay nhau hôm đó,anh đi.

Anh đi không về.

Trong một cuộc chiến tranh.





Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2014

Một bài "Tập làm văn"



Nhặt nhạnh được mươi vỏ lon bia dọc đường làng,thấy chị chè chai rao mua,H.N bán.

Đang "cò kè bớt một thêm hai",HN thấy có tờ bài kiểm tra của học sinh trong đống giấy lộn của chị.

ĐỀ:

Em hãy bình luận và chứng minh bài "vịnh đèn kéo quân".

Bài làm:

Nếu em  không nhầm thì bài đó viết:

"Một lũ ăn mày,một lũ quan
Quanh đi quẩn lại cũng một đàn
Đến khi dầu hết,đèn không cháy
Chẳng thấy ăn mày,chẳng thấy quan"

Em nhớ bài này từ hồi học lớp 4 vì bố em hay đọc,nhưng em không biết của đồng chí nào đã viết bài thơ bốn câu bảy chữ nó hay đến thế !

Câu đầu :
"Một lũ ăn mày,một lũ quan".Hay,bởi trong cái đống người lố nhố ấy,gọi là "bầy,đàn,lũ"...đều đúng-lũ quan,lũ ăn mày,chỉ số nhiều.

Tưởng ăn mày thì đi tận đâu,nay đây mai đó,quan cũng ăn nơi này nơi kia ,theo kiểu "nuôi sau làm thịt" nhưng rồi  cứ "Quanh đi quẩn lại cũng một đàn"!

Vậy là lũ này thuộc diện gà què.

Hai câu cuối không cần bình.

Em nghiệm thấy rằng: bố em,một dũng sỹ diệt Mĩ hẳn hoi,ông về,giấy tờ thất lạc,ông là người dân.

Ông vay mượn làm một tủ bán kính đầu đường.

Em hay phụ bố dịp tết,nên em biết.

Mỗi ngày vài ông bó chân bó tay,quần áo nhếch nhác đến xin.Bố em cho mỗi người 1,2 nghìn.

Vậy là hôm đó bố em nhịn ăn bánh mỳ sáng.

Lại có nhiều "đoàn  quan" (giáp tết mà),họ xưng là :"thuế vụ","môi trường đô thị","thương nghiệp" v.v...và v,v... đến hỏi.

Mỗi lần như vậy,bố em phải chạy ra quán bán canh cua vay 1 trăm về nộp.

Không tết năm nào không vậy.

Bố em mất do thương cũ hồi chiến tranh.

Lưu kỷ niệm của bố,chúng em vẫn để cái tủ kính bán kính của bố em lề đường.

Lạ nỗi,không ông bà nghiện nào nỡ lấy đi.

Quanh tủ là "một vùng cỏ mọc xanh rì"...

Đã 5 cái mùa lá rụng trôi qua...

Và từ đó  em cũng không thấy  lũ ăn mày hoặc  lũ quan nào bén mảng đến nữa.

Dầu đã hết.

Đèn không còn cháy.

BÀI THƠ VỊNH ĐÈN KÉO QUÂN em thấy ĐÚNG LÀ một trong những bài hay THUỘC DÒNG VĂN THƠ HIỆN THỰC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.



--------------

Mọi khi ra khỏi nhà,HN đều có máy ảnh dỏm,nếu mang theo đã chớp được bài viết này.HN không nỡ xin chị chè chai,vì đã mà cả rất lâu mấy vỏ lon bia.

Xin tờ giấy đó không nỡ, mua thì HN ứ có tiền. 

(HN còn nhớ cái số 1 đỏ lòm trong khung cho điểm.)

Mấy hôm nay rau rẻ lắm.

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014

CON BỔ CỦI








TÓM ĐƯỢC NÓ
SỬ DỤNG NÓ
LÀM TRÒ CHƠI

LẤY TAY ẤN VÀO LƯNG

NÓ GẬT ĐẦU

lia lịa

GẬT ĐẦU

GẬT ĐẦU

như bổ củi

"GẬT ĐẦU NHƯ BỔ CỦI" !


kiếp bổ củi
chỉ gật đầu
đâu có ý riêng !

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

"CÓ Ở TRONG CHĂN,MỚI THẤY CHĂN NHUNG NHÚC RẬN"



Ngồi buôn dưa  lê cũng nhiều chuyện,một bộ phận không nhỏ trong chuyện vỉa hè đó là đáng tin .

Thôi thì cứ gọi là "nên xem và nghe đa chiều"-KHÔNG NGE SÃI mà CŨNG CHẲNG NÊN NGHE SƯ-một khi chưa có tin đích thực.

Tưởng là tin láo,ai ngờ báo ta cũng đã đăng đầy rùi.

Xin cô bác  đọc cho vui.


07-01-2014
Lần trước, chúng tôi đã dự đoán Dương Chí Dũng sẽ là một Xiêng Phênh. Hôm nay (ngày 7/1/2014), Dương Chí Dũng đã là Xiêng Phênh. Trước phiên tòa xử em trai Dương Tự Trọng, Dũng đã tố ông Phạm Quý Ngọ, Thượng tướng Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, từng là người chỉ đạo “đại án” Vinalines và một số sỹ quan công an khác khá cụ thể. Có vẻ Tòa án và Viện kiểm sát đã tạo điều kiện cho Dũng được trình bày chi tiết những lần gặp và đưa hối lộ cho Phạm Quý Ngọ. Vợ Dũng, ngồi sát Dũng trong phiên tòa, phụ họa cho Dũng rằng chính bà đã cùng Dũng đến gặp Phạm Quý Ngọ, nhờ vả Ngọ và đưa hối lộ 10.000 USD. Sau đó, Dũng đến nhà Ngọ tại tòa nhà Pacific trên đường Lý Thường Kiệt đưa hối lộ tiếp 500.000 USD nhờ chạy án, có chi tiết các khoản vay mượn từ một số người quen ngoài 100.000 USD tự có. Ngọ nhận giúp nhưng không giúp được vì Chủ tịch nước yêu cầu làm nghiêm, Ngọ nói tình hình có căng thẳng khi Trung ương vừa họp. Ngọ chỉ giúp được Dũng bằng cách báo tin Thủ tướng chấp thuận khởi tố và bắt giam Dũng và xúi Dũng đi trốn.
Ngay sau khi biết được Dương Chí Dũng tố Phạm Quý Ngọ tại phiên tòa và khi được nhà báo hỏi, Ngọ đã phủ nhận tố cáo của Dũng.
Nhưng có vẻ Dũng đã được chỉ bảo cách tố cáo. Dũng đã lặp lại chính cách tố cáo của Trần Hải Sơn trong vụ ụ nổi 83M, theo đó Trần Hải Sơn khai đã đưa 10 tỷ cho Dũng 2 lần. Nhân chứng biết việc Sơn đưa cho Dũng chỉ là người nhà của Sơn, không có ai khác. Nay, Dũng đã dùng chính vợ mình là nhân chứng cho việc đưa hối lộ cho Ngọ, cũng xấp xỉ 10 tỷ đồng. Với những bằng chứng là những lời khai của Sơn và người nhà của Sơn, Dũng đã phải lĩnh án tử hình vì tội tham ô, mặc dù Dũng đang kêu oan. Vậy với bằng chứng là lời khai của Dũng và vợ Dũng, theo logic trên Ngọ cũng cần được xử lý như tòa sơ thẩm xử lý Dũng. Nếu cơ quan pháp luật không xử lý Ngọ vì cho rằng những lời khai của Dũng và vợ Dũng chưa đủ căn cứ, thì Dũng cũng có cơ sở để cãi tại cấp phúc thẩm rằng những lời khai của Sơn và người nhà Sơn không đủ căn cứ để kết tội Dũng tội tham ô, tức Dũng có thể thoát án tử hình. Nếu các cơ quan pháp luật cho rằng nhờ vào lời khai của Dũng và vợ Dũng có thể xử lý được Thượng tướng Phạm Quý Ngọ về tội nhận hối lộ, đương nhiên Dũng sẽ được coi lập công chuộc tội và sẽ được thoát án tử hình như Xiêng Phênh.
Dũng và Ngọ là “đôi bạn thân”, Ngọ có căn hộ cao cấp tại tòa nhà Pacific, Dũng cũng mua một căn hộ cao cấp cho bồ tại tòa nhà này. Dũng biết nhiều về Ngọ, về những phi vụ “bí mật” trong đó Dũng đã bật mí trước tòa về phi vụ Dũng cùng bà Lan Vạn Thịnh Phát đã hối lộ cho Ngọ 1 triệu USD. Chắc chắn Dũng còn nắm được những bí mật khác để khi gặp gỡ lại “bạn” sẽ kể thêm cho “bạn” tâm phục khẩu phục.
Phạm Quý Ngọ đang nằm trên thớt, nỗi lo lớn nhất của Ngọ chắc sẽ giống Dũng sợ bị thủ tiêu như Dũng thừa nhận trước Tòa.    
Dân nói: ai nói khó khi HỌC ĐẠO,LÀ NHỮNG KẺ CỐ TÌNH KHÔNG HỌC mà thôi.



(Anh THANH DẠ có bức tranh tết,thật ý nghĩa !)





Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

THẦN DƯỢC RẺ TIỀN






Ngoài dùng để uống rượu với thịt chó,cây SẢ còn có một công dụng TUYỆT VỠI. xin giới thiệu với bà con cô bác.

 CÔ BÁC ANH CHỊ NÀO CÓ NGƯỜI THÂN HOẶC BẠN BÈ KHÔNG MAY MẮC BỆNH NAN Y ,cứ dùng đi ,không tốn tiền và không hại gì đâu ạ.

"CỨU MẠNG NGƯỜI PHÚC ĐẲNG HÀ SA", HN xin mách thế.








Uống nước cây sả tươi làm cho tế bào ung thư tự tiêu hủy (cell commits suicide)

Tại Do Thái, ruộng rẩy trồng sả tươi là thánh địa cho bệnh nhân ung thư (cancer)
Dùng một lìều lượng nhỏ chừng 1g cây sả tươi, chứa đủ chất dầu làm cho tế bào cancer tự hủy trong ống nghiệm.
Các nhà nghiên cứu người Do Thái đã tìm ra đường lối làm cho tế bào cancer tự hủy diệt. Tại trường đại học Ben Gurion, Đầu tiên người ta thấy một nông dân tên là Benny Zabidov, người này đã trồng một loại cỏ trong trang trại Kfar Yedidya của mình thuộc vùng Sharon, ông này không hiểu sao có rất nhiều bệnh nhân cancer, họ đến từ khắp nơi trong nước, tập trung trước cửa nhà Zabidov hỏi xin cây sả tươi. Thì ra các bác sĩ bảo họ đến. Họ được khuyên phải uống mỗi ngày 8 lần cây sả tươi chụng với nước sôi trong những ngày họ đến chữa bằng radiation và chemotherapy.

Tất cả bắt nguồn từ các nhà nghiên cứu tại trường đại học Ben Gurion thuộc vùng Negev , năm ngoái họ đã khám phá ra dầu thơm trong cây sả đã diệt được tế bào cancer trong ống nghiệm, trong khi tế bào lành vẫn sống bình thường. Dẫn đầu toán nghiên cứu là bác sĩ Rivka Okir và giáo sư Yakov Weinstein, giữ chức vụ của Albert Katz Chair, trong nghiên cứu sự khác biệt của tế bào và những bệnh ác tính. Từ các phân khoa vi sinh học và miễn nhiễm tại BGU.
Chất dầu sả là chìa khóa cấu thành đã tạo mùi thơm chanh và mùi vị dược thảo như cây sả (Cymbopogon ctratus), melissa (melissa officinalis) and verbena (Verbena officinalis)
Theo Ofir, sự học hỏi tìm ra chất dầu sả gây cho tế bào cancer tự hủy gọi là chương trình gây sự tử vong của tế bào (programmed cell death).
Uống một liều lượng nhỏ 1g cây sả có đủ chất dầu thúc đẩy tế bào cancer tự hủy trong ống nghiệm! Các nhà thanh tra thuộc trường BGU thử lại sự ảnh hưởng của chất dầu sả trên tế bào cancer bằng cách cho thêm tế bào lành, đã được nuôi cấy, vào. Số lượng cho vào bằng với số lượng trà cây sả với 1g đã được ngâm nước sôi. Nhận thấy trong khi chất dầu sả diệt tế bào cancer thì tế bào lành vẫn sống bình thường.
Sự khám phá được đăng trên báo khoa học Planta Medica, được nhấn mạnh về các sự thí nghiệm các phương thuốc chữa trị bằng dược thảo.
Ngay sau đó, sự khám phá đã được đưa lên phổ biến bằng các phương tiện truyền thông công chúng.
Tại sao dầu sả lại tác dụng như vậy? Không ai biết chắc chắn, nhưng các khoa học gia trường BGU đã đưa ra một giả thuyết: Trong mỗi tế bào của cơ thể chúng ta có một chương trình di truyền, nó đã gây ra một "chương trình tế bào chết". Khi có điều gì sai lạc, tế bào phân chia ra mà không kiểm soát được và trở thành tế bào cancer.
Ở tế bào bình thường, khi tế bào khám phá ra hệ thống kiểm soát không điều hành đúng, thí dụ khi nó nhận thấy tế bào chứa đựng những di truyền sai lạc khi phân chia – nó sẽ kích hoạt cho tế bào chết đi, đó là sự giải thích của Weinstein. Sự nghiên cứu này đã cho thấy lợi ích của dược thảo trên về mặt y khoa.
Sự thành công của họ đã đưa tới kết luận về cây sả, có chứa chất dầu, được coi như có khả năng chống lại tế bào cancer, như là họ đã từng nghiên cứu tại trường BGU và đã được phổ biến trên truyền thông, nhiều bác sĩ tại Do Thái đã bắt đầu tin tưởng những nghiên cứu có thể mở rộng hơn nữa, trong khi vẫn khuyến cáo những bệnh nhân, tìm đủ mọi cách để chống lại căn bệnh này, bằng cách dùng cây sả để tiêu diệt tế bào cancer.
Đó là lý do tại sao trang trại của Zabidov – nơi duy nhất trồng cây sả (lemon grass) tại Do Thái – đã trở nên một thánh địa cho những bệnh nhân này. May mắn thay họ đã tự tìm thấy đôi bàn tay thần diệu. Zabidov đón tiếp những người khách viếng thăm với những ấm trà cây sả và những đĩa bánh ngọt bằng thái độ niềm nở, ông ta nói: "Cha tôi chết vì cancer, chị vợ tôi chết khi còn trẻ cũng vì cancer. Vì vậy tôi hiểu rõ những gì họ đã phải chịu, và tôi có thể không biết gì về thuốc men, nhưng tôi biết lắng nghe. Những bệnh nhân thường nói với tôi về sự điều trị đắt tiền mà họ phải trải qua. Tôi không bao giờ bảo họ ngưng chữa trị, nhưng cũng rất tốt khi họ dùng thêm trà cây sả."
Zabidov biết rõ tiếng gọi của nghề nông đã đến với ông từ thời trai trẻ. Ở tuổi 14, ông đã theo học trường trung học canh nông Kfar Hayarok. Sau khi phục vụ trong quân đội, ông làm việc cùng nhóm lý tưởng chủ nghĩa hướng về phương nam, trong vùng sa mạc Arava một moshav mới (argriculture settlement) gọi là Tsofar.
Ông ta mỉm cười và nói: "Chúng tôi rất thành công. Chúng tôi trồng trái cây và rau. Chúng tôi cũng nuôi nấng những đứa con xinh xắn. Trong một chuyến du lịch sang Âu châu vào giữa thập niên 80, ông ta bắt đầu thích dược thảo. Do Thái, ở một thời, thường có khuynh hướng là không gì thích hơn các món ăn Đông phương và chỉ có một số thể loại được trồng có tính thương mại như cây cần tây (parsley), cây thì là (dill), cây ngò thơm (coriander)."
Đi lang thang trong khu chợ Paris , tìm kiếm một vài loại dược thảo, Zabidov đã thấy được một tiềm lực có thể xuất cảng to lớn nằm trong một góc chợ. Zabidov mang mẫu về nhà, ông ta mỉm cười, nói: đây là sự bất hợp lệ có tính kỹ thuật, để xem chúng có thể lớn lên trong nhà kính vùng sa mạc không. Không bao lâu ông ta có thể trồng các loại như rau húng quế (basil), cây kinh giới (oregano), cây ngải giấm (tarragon), một loại tỏi (chives), cây đan sâm (sage), và bạc hà. Công việc của ông ta là phát triển cơ ngơi vùng sa mạc, ông ta quyết định di chuyển về phía bắc, lập trang trại moshav tại Kfar Yedidya, môt giờ rưỡi lái xe ở phía bắc Tel Avis. Bây giờ ông ta bán hàng mấy trăm kí lô cây sả mỗi tuần và đã ký kết những hợp đồng phân phối hàng với các tiệm thực phẩm. Zabidov đã chính mình học hỏi về dầu cây sả và giúp khách hàng của ông ta hiểu biết hơn nữa, cũng như mời các chuyên gia y khoa tới trang trại của ông ta, nói chuyện về công dụng của cây sả. Ông ta cũng có trách nhiệm để nói chuyện với khách hàng của mình về cách dùng dược thảo này, Khi tôi nhận thấy có gì xảy ra, tôi cầm phone lên và gọi bác sĩ Weistein ở đại học Ben Gurion, vì những người này hỏi tôi cách tốt nhất để dùng dầu cây sả. Ông ấy nói ngâm sả trong nước sôi và uống 8 ly mỗi ngày.
Zabidov là người có công tìm ra cây sả, không phải đơn giải chỉ cho công việc trong trang trại, mà còn vì ảnh hưởng đến sức khỏe của chính ông ta. Ngay cả trước khi sự lợi ích của cây sả được biết đến và xử dụng, ông ta và gia đình đã uống trà cây sả hằng năm "bởi vì hương vị thích thú của nó".





Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!

Loài mà gọi là "người",đã bỏ bao tiền của công sức để sản xuất những phương tiện giết nhau.

Nếu số tiền ấy để lo cho cuộc sống loài người trên trái đất,thì mọi người thừa ăn,thừa mặc.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!

Các bác,các cô,các anh cùng bạn bè...HÃY BỚT CHÚT THỜI GIAN,ít thơ phú "vơ vẩn cùng mây"  

ĐỂ THAM KHẢO Ạ:



 » 

Ngày đăng : 06:00 21/11/2013 (GMT+7)
facebook twitter google plus zing me - + print friendly

Ðức Phật là bậc thầy các nhà khoa học

Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. 
 
Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh.
Từ chỗ giác ngộ này, Đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
Về vũ trụ
Ðức Phật ra đời trên sáu thế kỷ trước công nguyên, còn các nhà khoa học được biết đến, mới có từ thế kỷ thứ 18 sau công nguyên. Thế mà ở thời kỳ ấy, đức Phật nhìn trong vũ trụ thấy thế giới không thể kể hết, nên trong kinh thuộc Hán tạng có những câu "Hằng hà sa số thế giới", nghĩa là thế giới nhiều như cát sông Hằng (Ganges), hoặc câu "vi trần sát" nghĩa là cõi nước (sát) nhiều như nhũng hạt vi trần. Ðến nay các nhà thiên văn học nhờ viễn vọng kính nhìn thấy trong bầu hư không có không biết cơ man là thế giới. Vô số ngôi sao lấp lánh hiện trên nền trời trong lúc ban đêm, mà mắt chúng ta nhìn thấy được; là những hành tinh (thế giới), còn không biết có bao nhiêu hành tinh khác quá xa mắt không thể nhìn thấy được. Chính đây là bằng chứng cụ thể, nhờ khoa học giúp chúng ta hiểu được lời Phật dậy cách đây trên 25 thế kỷ: Lại nữa, có lần Ðức Phật cùng các thầy tỳ kheo đi vào rừng, nhìn thấy những lá rơi lả tả và những lá vàng uá sắp về cành, đồng thời có nhũng chòi non vừa nẩy lộc và những mầm vừa nhú khỏi vỏ cây, Ngài dạy các Tỳ Kheo: Thế giới đang hoại, sắp hoại và đang thành cũng như lá cây trong rừng đang rụng, sắp rụng và đang nẩy chồi, sắp nẩy chồi".Vì thế, đức Phật thường dạy thế giới có bốn thời :Thành, trụ, hoại, không." Ngày nay các nhà khoa học cũng thừa nhận thế giới phải trải qua bốn thời kỳ như thế. Ðây là cái nhìn thích hợp giữa Phật học và khoa học mà cách cách nhau thời gian qúa xa.
Về vạn vật
Vạn vật sinh thành và hoại diệt trên đời, dưới con mắt trí tuệ của đức Phật đều do "duyên khởi". Duyên khởi là nhân duyên sinh khởi, không có một vật nào hình thành mà không do các duyên nhóm họp. Nếu nói sự vật ngẫu nhiên tự thành, hoặc có bàn tay mầu nhiệm nào tạo dựng đều không đúng sự thật. Ðức Phật xác nhận vạn vật do nhân duyên tụ họp thì thành, nhân duyên ly tán thì hoại. Sự thành hoại cuả vạn vật đều do duyên, là chỗ thấy như thật của đức Phật. Bởi thế trong kinh Phật thường dạy "Các pháp do duyên khởi, không có thực thể, các pháp do duyên khởi, không có cố định". Không có thực thể là thuyết "vô ngã". Không có cố định là thuyết "vô thường", mà trong kinh thường nói "chư hành vô thường, chư pháp vô ngã". Không khi nào có một nhân đơn thuần thành hình một vật, cũng không khi nào có sự bất ngờ sinh ra một vật, mà phải đủ duyên mới thành. Vì vậy đức Phật không chấp nhận thuyết "nhất nhân" và thuyết "vô nhân". Với sự thực này, ngày nay khoa học đã làm sáng tỏ, chúng ta không còn gì phải nghi ngại. Hơn nữa, trước mắt chúng ta thấy vô vàn sự vật, nếu đem ra phân tích đều do nhân duyên hợp thành, không có vật nào tự thành hay do một cái gì đó làm thành. Sự thật hiển nhiên này càng làm sáng tỏ lời đức Phật dạy. Chúng ta thấy rõ Phật học và khoa học tuy thời gian cách xa mà không có giới tuyến ngăn cách.
 Ảnh minh họa. 
Về con người
Khi Phật còn tại thế, Ngài nhìn trong bát nước thấy vô số vi trùng, trong kinh Hán tạng có câu "Phật quán nhất bát thủy, bát vạn tứ thiên trùng" Nghĩa là Phật nhìn trong bát nước thấy tám muôn ngàn (84000) vi trùng. Ngày nay nhờ kính hiển vi, các nhà khoa học thấy trong nước có nhiều vi trùng. Lại nữa, Phật nhìn thấy trong thân người thấy vô số vi trùng, trong Hán tạng có câu "nhơn thân chi nội hữu vô số vi trùng tại trung nhi trú" Nghĩa là trong thân người có vô số vi trùng đang trú ẩn bên trong. Ðiều này ngày nay chúng ta chỉ cần có chút ít kiến thức khoa học là không còn nghi ngờ gì nữa.
Nghiệp lực
Nếu không có một đấng nào an bày, muôn vật làm sao được sanh thành, hoại diệt và sinh hoạt trong một trật tự nhất định? Nhà Phật nói "do sức nghiệp thúc đẩy và thu hút mọi vật hình thành, khi mãn nghiệp thì hoại diệt. Cũng như do động lực của nghiệp nên mọi vật sinh hoạt trong một trật tự nhất định". Nghiệp là động lực lôi cuốn các duyên tụ họp lại thành hình sự vật; khi sức nghiệp mãn các duyên ly tán thì sự vật hoại diệt. Nghiệp có khả năng cuốn hút sự vật quay cuồng trong quĩ đạo nhất định. Ngày nay các nhà khoa học đã nói do sức quay và sức hút của mọi vật trong vũ trụ, các hành tinh trong bầu vũ trụ hoặc lớn hoặc nhỏ đều quay cuồng trong hư không và trong một quỹ đạo nhất định. Cho đến nhỏ như một hạt nguyên tử cũng quay cuồng và xoắn chặt vào nhau mà thành hình muôn vật. Ðộng lực quay và hút này do nghiệp lực tạo nên. Nghiệp là đông lực lôi cuốn theo thói quen, đồng thời cảm ứng với vật khác đồng tính nên bị thu hút. Do nghiệp chi phối nên con người và muôn vật trên thế gian được thành hình và sinh hoạt trong một phạm vi nhất định nào đó, khi sức nghiệp mãn con người và muôn vật theo đó hoại diệt. Song nghiệp có thể chuyển đổi được, không phải cứng nhắc cố định, vì nó là động lực.
Tuy nhiên thuyết nghiệp báo luân hồi đã có trước thời đức Phật, xuất phát từ các kinh Phệ Ðà (Véda); song với tinh thần tôn trọng chân lý, đức Phật xét thấy đúng sự thật liền ứng dụng đem dậy đệ tử tu hành. Trong đó, đức Phật có sửa đổi những phần lệch lạc theo quan niệm Bà la Môn giáo để lý thuyết này được hoàn chỉnh hơn. Vì vậy, ngày nay mọi người đều thừa nhận thuyết nghiệp báo luân hồi là của đạo Phật.
Ðạo Phật đặt trọng tâm ở con người - Chỗ thấy biết của đức Phật đúng sự thật, hợp chân lý, nên trải qua thời gian dài mà không sai chạy hay lạc hậu. Ðức Phật không dùng cái thấy biết tuyệt vời ấy để phân tích ngoại cảnh, sử dụng ngoại cảnh phục vụ con người. Ngài chỉ dùng cái thấy ấy biết ấy để soi sáng thẳng vào con người, để thấy biết con người tường tận từ thể xác lẫn tinh thần. Biết rõ con người rồi, đức Phật dạy cách sống đúng tư cách con người, đồng thời chuyển hoá thân tâm đẻ được an lạc trong hiện tại và mãi sau kia. Có lần đức Phật cùng các thầy Tỳ kheo đi vào rừng Simma, Ngài dùng tay nắm một nắm lá cây đưa lên hỏi các thầy Tỳ kheo" "Lá cây trong tay ta nhiều hay lá lá cây trong từng nhiều?" Các thầy Tỳ kheo thưa :"Lá cây trong tay Thế Tôn rất ít so với lá cây trong rừng". Ðức Phật dạy "Cũng thế, cho ta thấy biết nhiều như lá cây trong rừng, những điều ta dạy các ông ít như lá cây trong nắm tay ta" Ðiều này khiến chúng ta thấy rõ, dù việc ấy đúng sự thật mà không cần thiết cho sự đào tạo xây dựng con người được an vui hạnh phúc hiện tại và mai sau, Phật vẫn không đem ra chỉ dạy. Phật chỉ dạy những điều cấp thiết để giải quyết mọi khổ đau cho kiếp sống con người. Vì tuổi thọ con người quá ngắn (60--70 năm) không đủ thì giờ để học hiểu hết mọi điều trên thế gian này.
Phần hệ trọng nhất nơi con người là tinh thần. Tinh thần sai sử thể xác tạo thành nghiệp lành nghiệp dữ, cảm thọ quả khổ, vui ở hiện tại và vị lai. Cho nên bao nhiêu lời khuyên răn của Phật đều đặt nặng sự chuyển hoá nội tâm của con người. Con người nội tâm được trong sáng thì đời sống hiện tại đầy đủ ý nghĩa, sau khi kết thúc cuộc đời mọi sự sáng trong tươi đẹp đang sẵn sàng chờ chực. Ðây là trọng tâm cứu khổ chúng sinh của đức Phật Thích Ca, cũng là của đạo Phật.
Ðạo Phật chủ trương giác ngộ, giải thoát, từ bi, bình đẳng - Ðức Phật do giác ngộ nên thành Phật, suốt đời giáo hoá của Ngài cũng lấy giác ngộ làm trọng tâm. Người tu Phật mà thiếu giác ngộ là không phải người đệ tử chân chính của đạo Phật. Khổ đau gốc từ vô minh, muốn hết khổ đau phải dứt sạch vô minh. Chỉ có ánh sáng giác ngộ mới dẹp tan được màn vô minh, ngoài giác ngộ ra không còn cách nào dẹp được vô minh. Như chỉ có ánh sáng mới dẹp được bóng tối, ngoài ánh sáng không có cái gì dẹp được bóng tối. Vô minh không tan thì đau khổ làm sao hết được. Vì thế, phương pháp duy nhất để cứu khổ chúng sinh là giác ngộ. Ðây là nguyên nhân đạo Phật lấy giác ngộ làm chủ yếu.
Nhờ giác ngộ con người mới giản trạch được điều chân lẽ ngụy, thấy rõ cái gì trói buộc, cái gì tự d, nên chọn được lối sống thích ứng lẽ thật, phù hợp với tinh thần tự do. Tự do đây không có nghĩa đòi hỏi bên ngoài, nơi kẻ khác mà tụ chiến thắng những dục vọng đê hèn của mình, hàng phục được vọng tưởng điên đảo của nội tâm. Ðúng với câu đức Phật dạy: Thắng một vạn quân không bằng thắng mình, thắng mình mới là chiến công oanh liệt". Tinh thần tự do của đạo Phật là làm chủ toàn vẹn thể xác lẫn tinh thần của chính mình. Ðó là tự do tuyệt đối, cũng là giải thoát của Phật dạy.
Ðem vui và giải khổ cho chúng sanh là lòng từ bi của đạo Phật. Muốn cho mọi người hết khổ được vui, tu sĩ Phật Giáo lúc nào cũng đưa cao ngọn đuốc chánh pháp cho mọi người mồi, để cùng thắp sáng trong căn nhà tăm tối muôn đời của mình. Bản thân mình, người tu sĩ phải chiến thắng phiền não để làm mẫu mực và chỉ dạy người dẹp trừ phiền não. Vô số khổ đau của chúng sanh đều phát xuất từ si mê và phiền não. Thiếu thốn vật chất là đau khổ đã đành, có khi thừa mứa vật chất người ta vẫn đau khổ như thường. Cho nên trí tuệ là hòn ngọc quý để đổi lấy của cải và sự nghiệp, trí tuệ là ngọn đuốc soi sáng cho chúng ta tránh khỏi lạc lối lầm đường. Dứt một phần phiền não, chúng ta được một phần an lạc, hoàn toàn sạch phiền não thì còn gì làm phiền lụy chúng ta. Sau khi mở sáng con mắt trí tuệ và dứt sạch phiền não, con người mới được an vui tự tại đầy đủ. Người tu sĩ Phật giáo tha thiết cứu khổ chúng sanh bằng cách tận lực chỉ dạy cho mọi người được trí tuệ và tự do.
Phật giáo chỉ nhìn chúng sanh đều bình đẳng trong bản tánh, chỉ có sai khác trên nghiệp tướng. Nghiệp tướng là cái sinh diệt biến động, bản tánh chưa bao giờ sinh diệt đổi thay. Cái sanh diệt biến động là tạm bợ, đã tạm bợ dù sai khác thế mấy cũng không quan trọng. Chính cái quan trọng là bản tánh thường hằng của chúng sanh. Cho nên đức Phật thường dạy "Tất cả chúng sanh đều có tánh Phật", đó là lối nhìn bình đẳng của Phật giáo. Thấy thấu suốt được lẽ này, chúng ta sẽ dứt được tâm tự cao ngã mạn và không còn dám khinh thường một ai. Ðây là nền tảng đạo đức chân thật, nên Bồ tát Thường Bất Khinh thấy ai cũng nói "Tôi không dám khinh các ngài, các ngài sẽ thành Phật". Ðã sẵn có tánh Phật thì người nào tu mà chẳng được, chỉ do chưa thức tỉnh và lười nhác mà thôi. Do cái nhìn thấu suốt này, người tu theo đạo Phật không bai giờ có tâm kỳ thị với bất cứ nhóm nào, cũng không có tâm khinh khi miệt thị ai.
Ðạo Phật lấy giác ngộ làm gốc rễ, lấy giải thoát làm hoa trái, lấy từ bi và bình đẳng làm nhựa sống. Bốn yếu tố này rất thiết thân với nhân loại văn minh. Bất cứ nền văn minh chân chính nào đòi hỏi con người phải có đủ trí tuệ sáng suốt, thong thả tự do, tình thương làm vơi cạn đau khổ cho con người, bình đẳng không chấp nhận giai cấp, không kỳ thị tôn giáo, chủng tộc, màu da. Nếu thiếu một trong bốn yếu tố này, dù nói văn minh vẫn chưa thực sự văn minh. Ðứng từ góc độ này mà nhìn, chúng ta thấy đức Phật đã quả thực đi trước các nhà khoa học xa; tương lai dù nhân loại văn minh tiến bộ đến đâu cũng khó qua mặt được đạo Phật.
Theo Người Đưa Tin.



Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

CHUYỆN VỤN ĐẦU NĂM


CHÍ HIẾU.

Bà lão mang trọng bệnh,gần đất xa trời. Lũ mình là hàng xóm đến chơi,lúc nào cũng thấy mỗi mình ông lão chăm sóc.

-Này bà,cụ này nhiều con lắm.sao mỗi ông chăm bà  (mình hỏi một bà cụ cùng đến).

-Chúng bận,đứa nuôi con nhỏ,đứa bận buôn bán,đứa công tác xa,chúng về nhòm bà cụ một lát rồi đi...

-Lúc rảnh rỗi,sao chúng không trực trông nom bà giúp ông 

-Ồ.chúng dòm một lát xem bà đã chết chưa,thế là CHÍ HIẾU rồi.

************

GÃI NHẦM.

Thời trước năm 86 của cái thế kỷ hai mươi (nghĩ như mới hôm qua).Đi tầu lửa từ Hà Nội xuống Hải Phòng rất nhanh,chỉ độ 5 giờ.

Chen chúc,đứng sít vào nhau (làm gì có chỗ ngồi).

Đêm đó,trên một toa tầu,tiếng cô gái trẻ thét lên:
-Ai làm chi đó,sao sờ mó lung tung vậy ?
-Tóm tay nó! -Tiếng một người đàn ông.

Và ánh đèn pin bật lên.Tay cô gái đang tóm chặt một tay một người-tay  của ông vừa nói.

-Xin lỗi,hóa ra tay tôi à ?Tôi ngứa đùi quá,bèn thò tay gãi,hèn chi gãi mãi không hết ngứa.

Tha lỗi,tôi gãi nhầm.

***************

THỊT VẪN THỪA.

Quen bởi cùng bán rau đầu chợ.Nó nói nó mấy hôm không được tắm,xin vào tắm nhờ.

-Ăn cơm trưa với tao?
-Được.

Mình đang rửa rau ngoài sân.Nó hét toáng:

-Nga ơi,đúng quá! Đúng quá!

-Cái gì đấy đồ phải gió?

-Đúng là

"Chành ra ba góc,da còn thiếu
  Khép lại hai bên,thịt vẫn thừa."

Mở cửa nhà tắm,mình nhìn vào.

Trên tay nó đang nghịch cây quạt giấy cũ mà từ mùa hè,mình đã gài trên nóc nhà tắm.

Con giời đánh!Tao tưởng gì!

 Chắc đầu nó đang nhớ thơ của nữ thi sỹ họ Hồ.