Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

GIẢI TRÍ TẸO.


Từ trại tỵ nạn

HỌ CÃI NHAU.

Mình có cô bạn môi mỏng,nhưng tốt bụng,lại ở cạnh nhà,lại là đồng nghiệp (không phải ngành ngoại giao hay bác sĩ,đồng nghiệp là nghiệp bán rau cỏ.(Rau cho người,cỏ cho trâu kéo xe ).

Tối vừa rồi vợ chồng nó cãi nhau ỏm tỏi,HN mất cả ngủ.Hôm sau đi chợ,HN hỏi:

-Đêm vừa rồi sao vợ chồng bay cãi nhau to thế?

-Có gì đâu,em cấm lão động vào máy của em mà lão cứ không nghe,làm hỏng cả!

-Sao,máy gì?

-Cái Nokia ấy,em trai em nó cho,em nhờ đứa cháu đưa mãi mới được mấy số điện thoại của bạn hàng vào,lão tí táy thế nào làm mất hết,thế có điên không!

-Ừ.(HN giả vờ thông cảm):máy gì cũng vậy,khi vợ không đồng ý chớ có sờ vào.

-Đúng thế chị ạ.-Cô bạn trả lời.

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

HÀNG ĂN CẮP

Trang blog yahoo của Hoa Trinh Nữ đang tỵ nạn ở Hồng Koong có nhiều cod đồng hồ và ảnh động hấp dẫn.HN thó về đây để bà con làng blogspot.com chèn vào blog của mình cho sinh động nhá: vào "thiết kế" rồi "bố cục" rồi "thêm tiện ích" -(dò đến chỗ ghi là HTML/ Javascript)-thêm vào chỗ cần thêm-cóp những cod này dán vào là xong).


CODE CỦA CÁC LỊCH VÀ ẢNH ĐỘNG.

---------------------------------------
CODE LỊCH ĐỒNG HỒ 1
---------------------------------------
<embed allowscriptaccess="never" wmode="transparent" wmode="transparent" wmode="transparent" wmode="transparent" wmode="transparent" type="application/x-shockwave-flash" src="http://i173.photobucket.com/albums/w49/chiplove9xpro/Flash/Share/chiploveFlashloader.swf?file= http://d.violet.vn/uploads/resources/612/DH_lich_am_duong21.swf " width="220" height="350" wmode="transparent"></embed>
---------------------------------------
CODE LỊCH ĐỒNG HỒ 2
---------------------------------------
<embed allowscriptaccess="never" wmode="transparent" wmode="transparent" wmode="transparent" wmode="transparent" wmode="transparent" type="application/x-shockwave-flash" src="http://i173.photobucket.com/albums/w49/chiplove9xpro/Flash/Share/chiploveFlashloader.swf?file= http://www.fileden.com/files/2012/12/12/3375938/Timeblogthuthuy.swf " width="220" height="350" wmode="transparent"></embed>
---------------------------------------
CODE LỊCH ĐỒNG HỒ 3
---------------------------------------
<embed allowscriptaccess="never" wmode="transparent" wmode="transparent" wmode="transparent" wmode="transparent" wmode="transparent" type="application/x-shockwave-flash" src="http://i173.photobucket.com/albums/w49/chiplove9xpro/Flash/Share/chiploveFlashloader.swf?file= http://d.violet.vn/uploads/resources/603/lichblog_mungxuanmoi.swf " width="220" height="350" wmode="transparent"></embed>
---------------------------------------
CODE LỊCH THIẾU NỮ ĐỒNG HỒ 4
---------------------------------------
<center style="color:#ff0000;font-size:21px;"><br><embed allowscriptaccess="never"  type="application/x-shockwave-flash" src="http://i982.photobucket.com/albums/ae304/Hunnie_-tr/Fash/LeePro-download.swf?link=%20%20http://users10.jabry.com/thanhbinhqn/Dh_Lich_Thieu_Nu__Lamgiatrang.swf " wmode="transparent" height="300" width="200"><br><br></embed></center
---------------------------------------
CODE LỊCH SEN và ĐỒNG HỒ 5 








 

---------------------------------------
<LEFT style="color:#ff0000;font-size:21px;"><br><embed allowscriptaccess="never"  type="application/x-shockwave-flash" src="http://i982.photobucket.com/albums/ae304/Hunnie_-tr/Fash/LeePro-download.swf?link=%20%20 http://lamgiatrang.zxq.net/lich_lamgiatrang.swf"
 wmode="transparent" height="300" width="200"><br><br></embed></ LEFT
---------------------------------------
CODE ĐỒNG HỒ QUẢ LẮC
---------------------------------------
<embed allowscriptaccess="never" wmode="transparent" wmode="transparent" wmode="transparent" wmode="transparent" wmode="transparent" type="application/x-shockwave-flash" src="http://i173.photobucket.com/albums/w49/chiplove9xpro/Flash/Share/chiploveFlashloader.swf?file= http://blogtiengviet.net/media/usersl/lobar/Flash/Clock/21.swf"
 width="220" height="350" wmode="transparent"></embed>
---------------------------------------
CODE HOA HÔNG
---------------------------------------
<img alt="" style="width:252px;height:400px;" src=" http://www.manroman.com/images/stories/thu_gian/hoa_hong.gif  "><img alt=""><img alt=""><img>
---------------------------------------
CODE CÁNH CỬA HAPPY NEW YEAR
---------------------------------------
<img alt="" style="width:252px;height:400px;" src=" http://dl3.glittergraphics.net/pub/1881/1881903fh5tlsapjn.gif  "><img alt=""><img alt=""><img>

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

Họa thơ Tạ Anh Ngôi

TUỔI SÁU CHÍN


(Có 1 ông bạn tôi ở blogtiengviet đùa tôi rằng:
“69 tuổi thì dù có giáo giở thế nào cũng vẫn thế…”
Chả vì suốt quá trình công tác của tôi,tôi đã trải
Qua nhiều nghề:Bộ đội,Văn hóa tuyên truyền vũ trang,
Dạy học,Tổ chức và bây giờ là cái việc “dở hơi”
Là làm thơ,viết báo…Tham gia các CLB không lương
Bài viết này với mục đích để trả lời ông bạn ấy)
Giáo dở nên giờ nết chẳng thay
Vẫn ăn,vẫn ngủ,vẫn hăng say
Làm thơ đọc báo quên thân phận
Ca hát xem phim đoạn tháng ngày
Chín dẫu lênh đênh còn lận đận
Sáu dù chìm nổi lại chua cay*
Sự đời nếm trải Nam rồi Bắc
Còn chống mắt xem thế giới này!
                 Nhân Hưng,ngày 16-1-2013
                             Tạ Anh Ngôi
*Ý của câu:”Ba chìm,bảy nổi,chín lênh đênh


H N cũng múa rìu qua mắt thợ bằng văn vần 7 chữ theo kiểu "ngõ luật":
 
sáu chín nhưng giờ nết chẳng thay:
tựa thời trai trẻ vẫn hăng say,
đêm đêm vấn cứ ôm chặt vợ,
sáng sáng tào lao chuyện cối chày.
sâu mọt cỡ nào thây mặc họ
hầm hè quyền bính kệ bọn bay
lão đây chỉ khoái ca cùng hát
Chống mắt nhìn đời lắm chua cay!
--------------

Thơ của anh Anh Ngôi

 

 Tạ Anh Ngôi có bài thơ:

TUỔI BẢY MƯƠI

               (Mời Họa)
Cứ tưởng bảy mươi sẽ yếu đi
Không ngờ sức”lão”thật thần kỳ
Cơm ăn một bữa hai ba bát
Rượu uống hàng ngày sáu bảy ly
Ra quán chị hai mời vẫn…duyệt!
Về làng em út gạ là…chi !
Mắt tinh,tai thính,răng còn khỏe
Gối chắc, xương gân chửa hỏng gì!
               Nhân Hưng,ngày 26-1-2013
                        Tạ Anh Ngôi

Hồng Nga họa láo chút cho vui:

Người sống bảy mươi chả hiếm gì
Vẫn còn tí tửng quá gà ri
Chát bùm tiếng nhạc,tưng bừng nhảy
Dậm dật cậu con,lúc lắc bi
Liếc dọc liếc ngang  khi dạo phố
Dán mắt đùi non,xá kể chi:
Lý ra tuổi đó kêu bằng cụ
Gái gọi là  anh,toét miệng :khì...
-------------

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

GHI Ở VỈA HÈ

Một chị cũng bán rau,hối hả quảy gánh về,suýt đụng ô tô.

Một chị khác hỏi:

-Khổ chưa! Đi đâu vội thế? Chồng con mất nhờ thôi!

-Dạ,nhà em về,tranh thủ cho lợn ăn,còn đi góp ý sửa hiến pháp ạ!

-Hiến pháp là gì mà chị đòi góp ý? Chị đọc chưa? Trong đó nói gì?

-Nào em có biết! Thấy ông tổ trưởng báo là quan phường mời thì em đi.

-Chị rõ lẩn thẩn,chị đi làm gì? Góp ý gì khi chị không biết trong đó viết sao,buồn cười thật.

-Nhưng em cứ đi,biết đâu tan họp em được chiếc phong bì năm nghìn.

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

TƠN SƯ BỐ CHÚNG NÓ!

Đang ngồi cổng bệnh viện NHI ĐỨC của thành phố "hoa phượng đỏ"-đỏ rực cả bốn mùa ,bỗng nghe tiếng chửi: Tơn sư bố chúng ló! Ở cái thành phố lày có mỗi cái viện nhi,mà mình đưa con đến chữa,chúng ló bảo trái tuyến.Bực hết cái cửa mình.Thế lào nà trái tuyến,tơn sư bố chúng ló!

-Bình tĩnh chị ơi-một bà bán nước cổng bệnh viện nói-chị ở đâu,cháu bé bệnh gì?

-Thưa bà,cháu nhà con ló bị ho,vâng,ho rũ rượi,tím hết người,con thuê cái xe cho cháu đến đây,lúc nhập viện,cái chị áo trắng bảo không có giấy chuyển viện cũng không sao.Hôm lay họ bảo thế nà trái tuyến,phải trả bảy chục phần trăm viện phí,tức nắm bà ôi,nhà con nghèo,con nghĩ bé nào dưới 6 tuổi đều được hưởng ân huệ của chính phủ,vậy mà...

-Nhà chị không rõ rồi,phải qua viện cấp dưới,chuyển lên đây mới được,ai cũng lên đây thì bệnh viện chứa sao nổi?

-Bà ơi,càng tơn sư bố lũ bảo hiểm! Chữa hay không là tại bệnh viện,chi trả là lũ bảo hiểm -tiền của chính phủ-theo hồng ân chính phủ,can gì đến chúng ló,bố mẹ chúng ló có bỏ tiền ra đâu mà chúng gây sự.Tơn sư cụ lũ bảo hiểm...

Chị vừa đi vừa chửi.Lúc đầu tưởng chị ta đầu óc không bình thường,nhưng nghĩ đi nghĩ lại,thấy chị ta nói quá đúng.

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

CHUYỆN BỐ THÍ

Không,H.N không hề muốn thoát cảnh sống bình thường,nhưng cũng chán ngấy cảnh tranh ăn,cướp đoạt,vị kỷ,nói thì sạch như cỏ rửa,nhưng lòng tham không đáy,gây cho đồng bào phải lầm than...

Từ bé,Hồng Nga đã thuộc câu "được lòng ta xót xa lòng người".Khi ta ĐƯỢC,sao không hóa thân vào hoàn cảnh của kẻ MẤT???

Vậy là H.N quyết đi theo ĐƯỜNG GIỮA: Không được nghèo và cũng không cần giầu.
Bởi RUỘNG VÀI TRĂM MẪU,MỖI BỮA BA LƯNG CƠM.NHÀ CÓ TRĂM GIAN,MỖI ĐÊM CHỈ NGỦ MỘT GIƯỜNG.

Buôn rau (con phe một thời đấy).mỗi ngày kiếm dăm chục ngàn,thừa sức mua kí gạo,mắm.điện nước dùng ít thôi.Học hành cho con cái có thiếu tiền,thì,thôi,bỏ học,buôn  rau kế nghiệp mẹ.Tính tiền bán rau: 2 mớ nhân 2 nghìn bằng 5 cũng tốt.0 cộng 1 bằng không lại càng hay (họ tưởng đã học cao học).

Vậy HN quyết TU TẠI GIA (thứ Nhất mà lỵ).

Đọc cuốn PHẬT HỌC PHỔ THÔNG, một anh bạn cũ đến ,hỏi:
-Bạn định tu à?
-Vâng!
-Đàn bà các cậu có mà tu hú,.thế một điều cần của người tu hành tại gia là gì?
-BỐ THÍ.

-Giỏi! cậu giỏi.Vậy có làm được không?

-HN vẫn bỏ những đồng xu giúp người ăn xin.Nhà HN nghèo lắm,chạy ăn từng bữa,vẫn đóng góp cho quỹ "xóa đói giảm nghèo"...

Anh bạn cười khùng khục như nhạo báng.Anh nói:
-Phụ nữ các cậu rất khoát không tu hành được.Đâu dám bố thí.Có thứ các cậu ăn thì quá no,nhưng không muốn cho ai bao giờ mà gọi BỎ THAM và BỐ THÍ sao?

-Gì vậy?
-Tự nghĩ đi!

Nói xong anh ta đi.

H.N nghĩ mãi không ra.Nhờ chị em và bà con cô bác chỉ giùm.

Chả lẽ phụ nữ tham quá sao,không biết nhường và bố thí sao?

Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2013

CHUYỆN CÂU ĐỐI


                         Khổ thật,đối đáp và cãi nhau giữa bọn bán rau,bán thịt để tranh chỗ thì xảy ra nhiều hơn cháo bữa,chứ đối theo kiểu các cụ là chữ đối chữ,ý đối ý,nhời đối nhời "chan chát" thì...Trời đất quỷ thần ơi!Bọn ngồi chợ xin "pó chân".

Nhớ hôm nào có một lão bán nước ven đường,trước quán lá,có cây hồng (chắc không giống cây hồng nhà bác Lành),lão viết nguệch ngoạc trên hai tờ giấy đỏ hai câu:

ĐẾCH PHẢI CÚI LUỒN.RƯỢU ĐẬM.TRÀ NGON -ĐÍCH THỊ BỒNG LAI NƠI XÓ CHỢ

KHÔNG THÈM QUỴ LỤY.HOA THƠM.CHIM LẠ-CHÍNH ĐÂY TIÊN CẢNH CHỐN ĐẦU ĐƯỜNG.

(Quán lão bán chè móc (ngoặc)-người sành chè gọi là "chè móc câu",nuôi chim,hay cắm hoa.

Đôi dòng viết đó không biết có ý chống các ông bà cai trị hay sao ấy,mà được người mách lẻo đến cơ quan có thẩm quyền.Họ-"người nách thước,kẻ tay dao" đến bắt lão bỏ hai tờ giấy đỏ đó đi.

Trời mát (10-12 độ),kể tàm phào cho nhau nghe về hai câu trên.Lạ sao,ông ăn mày lạ mặt từ đâu ,lê đến nói góp:

-Các chị cũng văn vẻ gớm nhẩy!Đối cơ à,sắp tết-nghĩa là sắp xuân rồi,các chị đối xem sao nhá.

Rồi ông đọc:

XUÂN ĐẾN.XUÂN ĐI.QUANH QUẨN XUÂN ĐI XUÂN LẠI ĐẾN.

-Thưa ông,chúng con nào biết gì,để chúng con hỏi các vị cao nhân rồi trả lời ông sau ạ.

HỒNG NGA nhớ lại,viết lên đây,nhờ chú bác cô gì,anh chị và bạn bè nếu lưu tâm,xin cho ý bọ.

Từ yahooblog:Thơ Xuân Bảo.

THƠ CỦA BÁC TÚ SỪNG

Nhà thơ Xuân Bảo và (có thể là bạn gái).





Cách đây khoảng 20 năm,một học giả nước ngoài nhận xét,đại ý"Triều đại nào ở Việt nam cũng rất hưng thịnh ,đoàn kết vua dân trong chiến tranh,và cũng đều lụi tàn dần trong hòa bình".

Hồng Nga không đủ tri thức và cũng rất dốt lịch sử nên không dám bình về câu này.

Nhớ lại các thày sử đã dạy,thì giữa thế kỷ 15,nội bộ triều đình HẬU LÊ xảy ra tranh giành quyền bính quyết liệt . Lúc đó:

" Triều đình một nửa gian hùng
Một nửa bất chính,nửa ngông bạo quyền"

Vậy nên Nguyễn Trãi-một trong số ít ỏi trung thần bị hại.

Không biết ngày tháng nào,năm nào,nhà thơ XUÂN BẢO-bút hiệu TÚ SỪNG ,nghĩ đến người từng ở

"góc thành Nam
Lều một gian
No nước uống
Thiếu cơm ăn
....................."

Ông đã cám cảnh viết bài thơ sau:



              KHÓC NGƯỜI Ở
       "góc Thành Nam"

Khương Thượng giờ đây tỏa ngát hương
Nỗi oan chừng đã thoát tai ương
Sáu trăm năm cũ càng căm hận
Ba họ hồn xưa quá thảm thương
Vườn vải sinh chi điều tệ hại
Sân rồng này sự cảnh thê lương
Khóc người tài mệnh thường tương đố
Bạc phận hồng nhan.nỗi đoạn trường/

       (Xuân BẢO-"Tôi đi nhặt bụi vàng")

***********************************
Bác Xuân Bảo đang trên blogyahoo.com và blogspot.com.Bà con yêu văn nhơ xin giới thiệu để giao lưu nhé)/

Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

ĐỌC TRUYỆN CHỐNG RÉT.

Trời mát quá,không ngồi chợ nổi nữa vì hai hàm răng nó va nhau và hai bàn tay mất cảm giác do cầm vào rau ướt.Nghỉ.Ngồi nhà lang thang vậy.

HN thấy Tuổi trẻ cười đăng mấy câu chuyện vui vui,mời bà con:





QUAN XƯA VÀ NAY.

TTC - Chuyện rằng ngày xưa có một ông quan, mũ áo chỉnh tề chuẩn bị đi chầu; thị tỳ bưng bát cháo lên hầu, chẳng may cháo đổ rớt vào áo bào, thị tỳ sợ quá liền quỳ xuống dùng tay vét những chỗ cháo đổ. Ông quan không thay đổi nét mặt, chỉ hỏi rằng: “Con có bỏng tay không?”. Ông quan ấy được nhân dân tôn sùng là một ông quan nhân từ!...



Ngày nay có một ông quan đang ngồi chơi ở phòng làm việc; cô thư ký bưng ly cà phê đến mời, chẳng may cà phê đổ rớt vào quần áo. Cô thư ký chỉ cười: “Em xin lỗi! Em sẽ đền!”. Ông quan vỗ vai cô thư ký mà rằng: “Không sao! Khi em đi vào đây có ai biết không?”. “Thưa không ạ!”. Cô thư ký đáp. Ông quan gật gật đầu: “Thế thì em ra chốt cửa lại, rồi vào đây mở tủ lấy quần áo ra thay cho anh!”. Ông quan này được mọi người nhận xét là một ông quan... máu dê!

QUANG PHỤNG (Hải Phòng)
*******
CHUẨN

Vừa về đến nhà, đứa con gái đã mở cặp lấy ra tờ giấy khen và mấy quyển vở mới tinh đem khoe với ba má: “Hôm nay con lại được khen thưởng nè...”.
Chờ lúc con nhỏ đi chơi. Ông Tư mới nói với bà xã: “Nó học kém thế mà cũng được... khen thưởng à?”.
- Ông thì có bao giờ chịu đi họp phụ huynh đâu mà biết: Kỳ trước thằng con bà Hội trưởng còn dốt hơn, lại hay trốn học mà còn được nữa là... Chẳng lẽ con Hội trưởng phụ huynh mà lại “trắng tay”. Thế ông quên mất chuyện vì sao năm ngoái ông đối xử với tôi như thế mà nhà mình vẫn đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” rồi sao?
- Quên thế nào được. May mà vợ chồng ông tổ trưởng dân phố có chuyện “bạo hành” nghiêm trọng nên nhà mình còn “văn hóa” hơn nhiều! Nhưng hỏi thật nhé: tôi thấy bà rất hay trốn cơ quan để về làm việc riêng hoặc rủ rê kéo nhau đi mua sắm, ăn uống trong “8 giờ vàng ngọc” mà vẫn được “lao động tiên tiến” là thế nào?
- Thì phu nhân của sếp cũng có hơn gì tôi. Mà sếp bà lại không được khen thưởng dù ở mức thấp nhất thì... chịu thế nào được?
- Vậy là toàn thành tích ảo!
- Không ảo một tí nào mà là theo “chuẩn” hẳn hoi. Ông phải biết rằng nếu đối tượng khác kém mình hoặc có thành tích tương đương mà được khen thưởng ở mức nào thì mình cũng phải “bình đẳng” với mức đó, không thế thì có mà... loạn.
Cứ tưởng là sau khi nghe bà xã kết luận như vậy ông Tư sẽ không còn gì để nói. Chẳng ngờ, ông cũng chốt được một câu:
- Cứ theo các “chuẩn” như thế thì nhiều lúc cả tôi với bà đều là... anh hùng.

VƯƠNG THỪA CẢNH (Hà Nội)
 *****
THI NGƯỜI NGU

Trong phiên họp nội các cuối năm, Ngọc Hoàng thấy ở hạ giới nạn chiến tranh, khủng bố, tham nhũng tràn lan khiến dân chúng nghèo khổ, liền đập bàn:
- Lỗi này chủ yếu là do không biết trọng dụng nhân tài nên bọn ngu dốt, bất tài làm loạn! Đề nghị Bộ Nhân sự cho mở cuộc thi tuyển chọn người tài.
Bộ trưởng Nhân sự lập tức lên tiếng:
- Thưa Ngọc Hoàng, người tài thường khiêm tốn, họ không ưa khoe khoang, không tham quyền, tham tiền, mà chỉ cần có môi trường tốt, không bị đố kỵ, gièm pha để cống hiến tài năng thôi. E họ sẽ không tham gia thi đâu ạ!
- Vậy thì làm thế nào?
- Dạ, theo thần thì ta nên thi tuyển kẻ ngu để làm phép loại trừ ạ!
- Vậy thì ngươi sẽ là thí sinh đầu tiên nhé? Có ai đời lại đi khoe cái ngu của mình ra cho thiên hạ biết?
Mọi người cười ồ. Bộ trưởng nhân sự vẫn tỏ ra nhún nhường:
- Thưa Ngọc Hoàng, bọn ngu thường tham lam, ta treo chức vô địch 1 tấn vàng thì đảm bảo cuộc thi sẽ thắng lợi vang dội, nếu không Ngọc Hoàng cứ cách chức thần xuống hạ giới làm thường dân ạ!
Nghe có lý, Ngọc Hoàng liền gật đầu. Quả nhiên ngay sau khi tờ Tin tức thiên đình thông báo: “Cuộc thi người ngu hạ giới” với ngôi vô địch một tấn vàng 9999 thì có hơn 1 tỉ người đăng ký tham dự cuộc thi làm cho hệ thống máy chủ trên thiên đình bị sập mạng, phải mất 7 ngày 7 đêm mới khôi phục được. Sau một năm thi tuyển qua 3 vòng, cuối cùng có 2 thí sinh được lọt vào tranh ngôi vô địch về ngu. Đích thân Ngọc Hoàng ra đề thi.
Người thứ nhất cho kết quả về 2 phép tính như sau:
1 + 1 = 6  và  01 + 01 = 60.
Ngọc Hoàng kinh ngạc:
- Làm sao mà ngươi có thể ngu đến thế?
- Dạ thưa Ngọc Hoàng, mọi người học tiểu học mất có 5 năm, còn thần thì mất 50 năm đấy ạ!
Ngọc Hoàng toan trao chức vô địch cho người này thì thí sinh thứ 2 là một quan tham, to béo, trán hói, bụng phệ ngăn lại:
- Xin Ngọc Hoàng chớ vội trao, thần đây mới xứng đáng là kẻ ngu nhất hạ giới!
- Ngươi chứng minh đi.
- Dạ, anh kia học tiểu học 50 năm nhưng thần học tiến sĩ có đúng 5 ngày.
- Cái gì? Tiến sĩ có 5 ngày? Vậy là thiên tài chứ ngu dốt gì?
- Dạ, đúng 5 ngày bắt buộc phải có mặt, còn lại là thần thuê người học, thuê người làm luận văn nên bây giờ dù có mác tiến sĩ nhưng thần ngu vẫn hoàn ngu ạ!
Ngọc Hoàng liền ra một đề thi là một đoạn văn viết về thiên đình. Ông bụng phệ viết xong đưa cho Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng đọc qua, chỉ kịp trỏ tay vào tấn vàng rồi ngã lăn ra bất tỉnh.
Thì ra trong đoạn văn thì cứ 10 từ có tới 9 từ sai chính tả!

VŨ ĐẢM  (Hà Nội)
*********
TIẾN BỘ.



Chồng chân cao chân thấp bước vào nhà, vợ cau có:
- Ngày nào ông cũng uống bia là sao? Ký hợp đồng gì bên A và B nữa phải không?
- Hic...! uống mừng đất nước ta bà ạ!
Vợ mừng rỡ:
- Vàng xuống giá hay xăng?
- Chuyện vặt!... hic...! Việt Nam ta vô địch Đông Nam Á...
- Lại chuyện bóng đá ư?
- Bà biết VN mình có tên trong 25 quốc gia dẫn đầu...
- Mệt ông quá! tiến bộ về giáo dục hay kinh tế thì nói đại đi, mà có dính líu gì với ông không mà đi uống bia ăn mừng vậy?
- Sao không liên quan. nhờ có nhóm quan chúng tôi mà mức tiêu thụ bia với gần 2,6 tỉ lít năm 2011 và năm nay sẽ vượt hơn nữa cho bà tự hào người VN mình về khoản uống bia nhé!

VÕ ĐỨC BIỆC (Lâm Đồng)

******
ĐUA GHẾ. 


Xứ sở nọ hằng năm đều tổ chức cuộc chạy đua mang tên đua ghế. Với những tiêu chí và qui định như sau:
- Vận động viên là những đày tớ của nhân dân.
- Những đày tớ phải mang vác ghế của mình, chạy từ điểm xuất phát về đích.
- Đày tớ nào về đến đích sẽ được thưởng ghế to hơn và vị nào về đầu tiên sẽ được phong là ghế vương.
- Đày tớ nào hết hơi giữa đường, tức là năng lực còn hạn chế sẽ bị kỷ luật nặng: cảnh cáo, khiển trách, cho ôm lại ghế cũ... năm sau đua tiếp.
- Đày tớ nào ăn tham quá (cỡ biệt thự, xe hơi, đất đai... đều nuốt sạch) cảm thấy lạnh giò rồi thì nên nhường ghế lại cho con cháu (con tớ thì được làm tớ mà) để cuộc đua truyền thống hàng năm luôn phát triển.
Năm nào cũng vậy, cuộc đua ghế tranh giành quyết liệt, sôi nổi. Người về nhất đoạt ghế vương năm nay là vị đày tớ của ngành lục lộ. Không ngoài dự đoán vì ngành này thi công đường đua nên chỗ nào ổ gà, ổ voi ổng rành hết mà.
Chúng ta cùng chúc mừng cuộc đua hoàn thành tốt đẹp, chúc mừng ghế vương, chúc mừng những đày tớ được ngồi ghế bự, đi đúng đường của người đày tớ nhân dân. Đừng đi lạc qua con đường biến chất trở thành tham tớ.

TẤN CÔNG (Tiền Giang)




Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

NGƯỜI ĐIÊN

Bà ta đeo tấm biển trước ngực.Viết những gì trên đó H.N không để ý (có người nói bà đòi đất cát bị lũ vô lại cướp).Miệng bà kêu-hát-đọc theo kiểu NGỌC NGẠN-MỸ LINH-XUÂN HINH....không hiểu được:

"lạ gì một thói sai nha
làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền"
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HUYỀN
SAO TAO KHÔNG THẤY,THẤY TUYỀN MỌT SÂU"
**
Đó là  lần HN cùng bạn bè đi BÁI ĐÍNH-TRÀNG AN-Nơi ĐINH BỘ LĨNH thống nhất 12 xứ quân...để tìm về nơi hơn sáu trăm kiếp người đã qua có thể nói là ông cha có "chỗ ở",dọc đường đói,tìm một quán ăn,một bà lão cứ qua lại trước quán,đọc những câu trên.

Nghĩ bà lão tâm thần và  đói,HN mời bà vào ăn,bà nhổ phì phì:

Tởm!Tởm....ăn máu mủ  tanh,tanh...

(chắc bà thấy chúng tôi thuê một chiếc ô tô mà bà coi chúng tôi là quan nhớn!)

Bà lão rú lên kèm tiếng chửi.

CHUYỆN Ở LỀ ĐƯỜNG


Này này cô bé,vào đây ông bảo!
-Gì đấy hả?
-Mày không biết ông à?Ai dạy cháu nói xẵng thế?

Cô bé đổi giọng thành rất lễ độ.Ông lão cũng là chân "lông tông" của tổ dân cư,nên cô bé giả vờ nể.
Nhìn mặt cô quen quen...à,cô gái là một trong năm cán bộ cỡ bự của phường đi làm cái gọi là "môi trường đô thị"!

-Sao người ta bầy bán đầy đường,đầy vỉa hè,cháu không làm gì cả,để một đứa lẻn vào cửa ngõ người ta, thó cái biển quảng cáo của người ta?

-Đâu có ạ?

-Chiều ngày sáu tháng giêng năm mười ba tết Tây,cháu không nhớ sao?

-Cháu nhớ rồi...vâng...vô lý....nhưng....gặp sếp con...sếp....họ khoán cho mỗi...đứa chúng con ở cái gọi là "môi trường đô thị " này.mỗi tháng phải có đủ hai triệu rưởi,làm được hay không,nhận hay không,nếu nhận nó sẽ "bá cáo đảng ủy và ủ ban nhâm dân phường khoán".....nếu không bọn con ăn khí...trời...nghĩa là bọn cháu không lương,cái biển dễ lấy đi hơn quầy hàng...nếu chủ cái biển cần...chúng con có vài trăm tiền phạt...họ ra cãi lý ở chốn quan phường...đâu có nổi?

Thế thì bố lão cũng chịu!Ai đời người "nhà nước" được trả lương bằng tiền phạt những "vi phạm" cỏn con của dân......

-Bọn con được trả lương bằng "ngân sạch địa phương" ạ,chúng con làm đã đành,nhưng những ông có lương rồi: cả khắp thành phố,ông thuế,ông "an toàn thực phẩm",ông "chữa cháy".ông "văn hóa"...ông......ông chó nào cũng tham và vơ vét như chó đói thôi cụ ơi !
tàn lụi rồi! thương thay.....

Ông lão nghe xong,bỏ đi,chân nọ đá chân kia,chắc lão không say rượu,lão say thế thái nhân tình,lão than: Hàng triệu sinh linh uổng mạng thật à??? lão ôm mặt khóc  hu hu,kèm câu nói: thương thay...thương thay...!!!

*****
Lời ghi trong bài theo nguyên văn,không có lỗi chính tả đâu ạ.

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

ĐỂ NGÂM CỨU SAU:

THỦ THUẬT CÁCH CÀI ĐẶT FONTS THƯ PHÁP  

     Dạo quanh các BLOG của nhiều người HTN thấy chưa có ai hướng dẫn cách đặt phông ( FONTS ) chữ cho trang BLOG sinh động, Có rất nhiều FONTS thư pháp đẹp nhưng nếu BLOG nào chưa đặt FONTS thư pháp ở máy mình thì khi xem BLOG của người khác có chữ thư pháp sẽ bị phá FONTS do đó HTN  hướng dẫn mọi người cách đặt FONTS thư pháp cho máy mình để khi trình bày hay xem người khác  trình bày thêm sinh động. 
  Từ cửa sổ tìm kiếm gõ  DOWLOAD FONTS VNi    Hoặc lấy ở địa chỉ này http://thuvienvatly.com/download/7529



(Trong bộ fonts có nhiều nhưng ta chỉ cần chọn một số: 

VNI-Butlong, VNI-Diudang, VNI-Bendigo, VNI-Love, VNI-OngdoHL, VNI-Thuphap2, VNI-Thufapfan, Vnthfapf,  Vntfap01, Vnthfap2, Vnthfap3, VNI-Viettay, VNI-Thuphap3, VNI-Thuphap, VNI-Thuphap1, Vnhltfap  

Đó là các Fonts đẹp). Sau đó 

1.Các bạn đánh dấu ( bôi đen )các kiểu FONTS đó rồi copy ( giữ CTRL ấn phím C ) hay nhắp chuột phải chọn sao chép ( copy ) 
2.Gõ vào cửa sổ tìm kiếm trên màn hình C:\WINDOWS\Fonts  
Bấm vào đó rồi giữ CTRL ấn phím V   hoặc nhắp chuột phải chọn Dán ( Paste)  

ĐÂY LÀ CÁCH ĐƠN GIẢN ZỄ LÀM NHẤT - Chúc mọi người chơi vui vẻ 
_____________________________
(Từ KOUTIN>>>)

PHÓNG VIÊN BÁO GIÁO DỤC CHỊU KHÓ CHƯA!

 

 *****

Gái mại dâm than trời vì ế khách ngày Hà Nội dưới 10 độ C

Thứ hai 07/01/2013 07:51
(GDVN) - Trời rét, khách vào ngã giá vẫn thưa thớt. Họ có tấp vào rồi cũng vội phóng xe đi, bỏ lại phía sau những tiếng gọi như nài nỉ của các cô gái...
Trong cái lạnh 10 độ của tiết trời Hà Nội, cái lạnh kèm theo mưa phùn của những ngày mùa đông càng khiến Hà Nội thêm buốt giá. Người lao động, học sinh, công nhân viên chức… ai nấy đều thu mình trong chiếc áo ấm, thỉnh thoảng lại có nhóm người ngồi đốt đống lửa để tìm chút hơi ấm trong cái lạnh ấy. Những cô gái làm nghề “đưa người cửa trước, rước người cửa sau” ở đường Phạm Văn Đồng tới chân cầu Thăng Long (Hà Nội) cũng co mình lại để tránh rét, nhưng đôi mắt không quên tìm bóng khách đi qua với mong muốn… một tối làm việc không ế ẩm.
Con đường Phạm Văn Đồng hôm nay vẫn ồn ào, tấp nập người qua lại nhưng vắng bóng những cô gái đứng hai bên đường như mọi ngày. Chỉ còn lại những cánh cửa xếp khép hờ của những căn nhà âm u, tối tăm, đủ thấy thấp thoáng bóng dáng 1, 2 đào co ro trong áo rét, ngồi “hóng khách”.
Đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội) những ngày mưa rét vắng bóng những cô gái đứng hai bên đường, chỉ còn những cô gái ngồi sau cánh cửa xếp trong những căn nhà âm u, tối tăm.
Dưới ánh đèn mờ nhưng vẫn đủ để người qua đường nhận thấy lớp phấn son lòe loẹt trên gương mặt của những người phụ nữ với đủ mọi lứa tuổi: 20, 30 thậm chí cả U40. Rét đấy, nhưng họ vẫn diện cho mình những bộ quần áo sao cho thật mát mẻ để “câu” được khách ngon. Khi khách đi qua, họ khoác lên mình chiếc áo ấm những mong chống chọi lại với cái giá buốt.
Thoáng nhìn thấy một vị khách dừng lại, họ lại nhoài người tìm hi vọng. Vẫn là những thao tác mời khách như mọi ngày, nhanh chóng và kín đáo. “Bao nhiêu?”, người đàn ông hỏi. “200.000 tàu nhanh, nhà nghỉ bên em lo”, một chị phụ nữ đậm người, phấn son trát đầy mặt, đang co ro vì cái lạnh nhưng cũng cố bước nhanh ra, đáp lại. “Nhìn cổ kính thế này mà giá cao thế. Trời lạnh giảm giá đi?”, người đàn ông hỏi tiếp và nhận được câu mát mẻ: “Đồ cổ đánh đổ đồ kim, các anh cứ đi rồi biết”. Còn cô gái đứng bên cạnh người phụ nữ, hai hàm răng va vào nhau nhưng vẫn nở nụ cười thật tươi với vị khách “hiếm”, những mong giữ chân được khách.
Nhưng sau hồi ngã giá không thành, người đàn ông lại ngậm ngùi bước tiếp. Đi thêm vài ba cửa, anh ta vẫn chỉ lắc đầu bước tiếp và chấp nhận “trắng tay” trên đoạn đường này. 
 Một ngày làm việc ế ẩm nên chỉ thoáng thấy có khách tới, các cô gái lại tập trung nhau "săn đón" dù cho cả hai bên đang run lên trong cái lạnh dưới 10 độ của Hà Nội.
Khách đi rồi, mỗi cô gái lại quay trở về chỗ của mình, buông vài câu chửi thề tục tĩu. Họ tự tìm cách sưởi ấm cơ thể bằng cách dúi tay vào trong áo hay chạy sang quán nước bên cạnh nơi ánh lửa đang bập bùng trong gió, mũ áo kéo cao trùm kín đầu… Dáng đào đổ liêu xiêu trong ánh lửa hồng.

ẢNH: GÁI MẠI DÂM ĐỐT LỬA "GIẾT THỜI GIAN" NHỮNG NGÀY HÀ NỘI DƯỚI 10 ĐỘ C
Nhận được điện thoại, nét mặt họ bỗng chốc tươi hơn nhưng rồi nét vui ấy nhanh chóng vụt tắt khi khách hàng là người chủ động từ chối buổi “hẹn hò”. Trở lại với chiếc ghế đã ấm lên vì người ngồi lâu, cô gái đặt đôi tay lên má, xoa xoa cho tan đi cái giá để rồi lại tiếp tục… hóng khách. Một vài thanh niên rú xe lướt qua họ rồi bỏ lại một vài câu lả lơi: “Đi chơi với anh thôi em ơi, rét mướt thế này, làm gì cho nó khổ”. 
Khách đi rồi, họ lại tụ tập nhau ngồi bên đống lửa để tự sưởi ấm cho mình và chờ cơ hội mong manh ở những khách tiếp theo khi ngoài trời "mưa phùn gió bấc" vẫn đang bao trùm con đường nơi họ đang "hành nghề".
Suốt từ 7h tối tới 11h đêm, các cô gái vẫn đốt lửa sưởi ấm, quyết tâm bám trụ địa bàn. Đôi bàn tay họ cũng ửng lên vì cái giá buốt của Hà Nội. Họ lại bàn bạc những câu chuyện đời, chuyện người, chuyện ông khách này, người khách kia rồi bọn này ở đây làm ăn được, bọn kia ở chỗ khác cũng ế ẩm như mình… Đó là những câu chuyện mà bao ngày qua họ vẫn nói với nhau. Vẫn là những tiếng cười khanh khách nhưng họ đang bỏ vào đó sự lo lắng cho một ngày làm việc không “lương, thưởng” nếu không được "cuốc khách" nào.
“Xem dự báo thời tiết rồi, ngày mai trời vẫn tiếp tục rét. Có khi bọn mình còn chết đói dài dài” – lẫn trong tiếng than củi lép bép, tiếng gió thổi, tiếng xe cộ hai bên đường, nhưng vẫn nghe rõ tiếng những cô gái “làng chơi” than thở với nhau.

ẢNH: GÁI MẠI DÂM ĐỐT LỬA "GIẾT THỜI GIAN" NHỮNG NGÀY HÀ NỘI DƯỚI 10 ĐỘ C
Khách vào ngã giá vẫn thưa thớt. Họ có tấp vào rồi cũng vội phóng xe đi, bỏ lại phía sau những cánh tay vẫy đến cuồng nhiệt và những tiếng gọi như nài nỉ, van xin của các cô gái hành nghề "bán thân nuôi miệng".
Tỏ ra rất quen thuộc với cảnh tượng trên, bà bán quán nước ven đường Phạm Văn Đồng nói: “Ngày nào chả vậy, rét mướt như thế nào họ cũng đứng đó. Nhưng nghề của họ cũng như đi câu ấy mà. Toàn gái hết đát cả, nhiều khi đứng đường vẫy mãi mà có ai nhòm ngó đâu. Trời rét này, khách thì không có mà cứ phải co ro hết đứng lại ngồi, không dám đi đâu vì nếu đi sợ khách tới mình không có ở đó lại mất cơ hội. Vì cớ gì, họ lại phải chọn cho mình cái nghề tệ nạn, mạt hạng này chứ”.
Thỉnh thoảng lại có cô gái hết thở dài rồi lắc đầu ngao ngán. Có lẽ với họ thì đây là thời điểm ế khách nhất trong năm.
Hoàng Lâm - Huệ Nguyễn