Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!

Loài mà gọi là "người",đã bỏ bao tiền của công sức để sản xuất những phương tiện giết nhau.

Nếu số tiền ấy để lo cho cuộc sống loài người trên trái đất,thì mọi người thừa ăn,thừa mặc.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!

Các bác,các cô,các anh cùng bạn bè...HÃY BỚT CHÚT THỜI GIAN,ít thơ phú "vơ vẩn cùng mây"  

ĐỂ THAM KHẢO Ạ:



 » 

Ngày đăng : 06:00 21/11/2013 (GMT+7)
facebook twitter google plus zing me - + print friendly

Ðức Phật là bậc thầy các nhà khoa học

Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. 
 
Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh.
Từ chỗ giác ngộ này, Đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
Về vũ trụ
Ðức Phật ra đời trên sáu thế kỷ trước công nguyên, còn các nhà khoa học được biết đến, mới có từ thế kỷ thứ 18 sau công nguyên. Thế mà ở thời kỳ ấy, đức Phật nhìn trong vũ trụ thấy thế giới không thể kể hết, nên trong kinh thuộc Hán tạng có những câu "Hằng hà sa số thế giới", nghĩa là thế giới nhiều như cát sông Hằng (Ganges), hoặc câu "vi trần sát" nghĩa là cõi nước (sát) nhiều như nhũng hạt vi trần. Ðến nay các nhà thiên văn học nhờ viễn vọng kính nhìn thấy trong bầu hư không có không biết cơ man là thế giới. Vô số ngôi sao lấp lánh hiện trên nền trời trong lúc ban đêm, mà mắt chúng ta nhìn thấy được; là những hành tinh (thế giới), còn không biết có bao nhiêu hành tinh khác quá xa mắt không thể nhìn thấy được. Chính đây là bằng chứng cụ thể, nhờ khoa học giúp chúng ta hiểu được lời Phật dậy cách đây trên 25 thế kỷ: Lại nữa, có lần Ðức Phật cùng các thầy tỳ kheo đi vào rừng, nhìn thấy những lá rơi lả tả và những lá vàng uá sắp về cành, đồng thời có nhũng chòi non vừa nẩy lộc và những mầm vừa nhú khỏi vỏ cây, Ngài dạy các Tỳ Kheo: Thế giới đang hoại, sắp hoại và đang thành cũng như lá cây trong rừng đang rụng, sắp rụng và đang nẩy chồi, sắp nẩy chồi".Vì thế, đức Phật thường dạy thế giới có bốn thời :Thành, trụ, hoại, không." Ngày nay các nhà khoa học cũng thừa nhận thế giới phải trải qua bốn thời kỳ như thế. Ðây là cái nhìn thích hợp giữa Phật học và khoa học mà cách cách nhau thời gian qúa xa.
Về vạn vật
Vạn vật sinh thành và hoại diệt trên đời, dưới con mắt trí tuệ của đức Phật đều do "duyên khởi". Duyên khởi là nhân duyên sinh khởi, không có một vật nào hình thành mà không do các duyên nhóm họp. Nếu nói sự vật ngẫu nhiên tự thành, hoặc có bàn tay mầu nhiệm nào tạo dựng đều không đúng sự thật. Ðức Phật xác nhận vạn vật do nhân duyên tụ họp thì thành, nhân duyên ly tán thì hoại. Sự thành hoại cuả vạn vật đều do duyên, là chỗ thấy như thật của đức Phật. Bởi thế trong kinh Phật thường dạy "Các pháp do duyên khởi, không có thực thể, các pháp do duyên khởi, không có cố định". Không có thực thể là thuyết "vô ngã". Không có cố định là thuyết "vô thường", mà trong kinh thường nói "chư hành vô thường, chư pháp vô ngã". Không khi nào có một nhân đơn thuần thành hình một vật, cũng không khi nào có sự bất ngờ sinh ra một vật, mà phải đủ duyên mới thành. Vì vậy đức Phật không chấp nhận thuyết "nhất nhân" và thuyết "vô nhân". Với sự thực này, ngày nay khoa học đã làm sáng tỏ, chúng ta không còn gì phải nghi ngại. Hơn nữa, trước mắt chúng ta thấy vô vàn sự vật, nếu đem ra phân tích đều do nhân duyên hợp thành, không có vật nào tự thành hay do một cái gì đó làm thành. Sự thật hiển nhiên này càng làm sáng tỏ lời đức Phật dạy. Chúng ta thấy rõ Phật học và khoa học tuy thời gian cách xa mà không có giới tuyến ngăn cách.
 Ảnh minh họa. 
Về con người
Khi Phật còn tại thế, Ngài nhìn trong bát nước thấy vô số vi trùng, trong kinh Hán tạng có câu "Phật quán nhất bát thủy, bát vạn tứ thiên trùng" Nghĩa là Phật nhìn trong bát nước thấy tám muôn ngàn (84000) vi trùng. Ngày nay nhờ kính hiển vi, các nhà khoa học thấy trong nước có nhiều vi trùng. Lại nữa, Phật nhìn thấy trong thân người thấy vô số vi trùng, trong Hán tạng có câu "nhơn thân chi nội hữu vô số vi trùng tại trung nhi trú" Nghĩa là trong thân người có vô số vi trùng đang trú ẩn bên trong. Ðiều này ngày nay chúng ta chỉ cần có chút ít kiến thức khoa học là không còn nghi ngờ gì nữa.
Nghiệp lực
Nếu không có một đấng nào an bày, muôn vật làm sao được sanh thành, hoại diệt và sinh hoạt trong một trật tự nhất định? Nhà Phật nói "do sức nghiệp thúc đẩy và thu hút mọi vật hình thành, khi mãn nghiệp thì hoại diệt. Cũng như do động lực của nghiệp nên mọi vật sinh hoạt trong một trật tự nhất định". Nghiệp là động lực lôi cuốn các duyên tụ họp lại thành hình sự vật; khi sức nghiệp mãn các duyên ly tán thì sự vật hoại diệt. Nghiệp có khả năng cuốn hút sự vật quay cuồng trong quĩ đạo nhất định. Ngày nay các nhà khoa học đã nói do sức quay và sức hút của mọi vật trong vũ trụ, các hành tinh trong bầu vũ trụ hoặc lớn hoặc nhỏ đều quay cuồng trong hư không và trong một quỹ đạo nhất định. Cho đến nhỏ như một hạt nguyên tử cũng quay cuồng và xoắn chặt vào nhau mà thành hình muôn vật. Ðộng lực quay và hút này do nghiệp lực tạo nên. Nghiệp là đông lực lôi cuốn theo thói quen, đồng thời cảm ứng với vật khác đồng tính nên bị thu hút. Do nghiệp chi phối nên con người và muôn vật trên thế gian được thành hình và sinh hoạt trong một phạm vi nhất định nào đó, khi sức nghiệp mãn con người và muôn vật theo đó hoại diệt. Song nghiệp có thể chuyển đổi được, không phải cứng nhắc cố định, vì nó là động lực.
Tuy nhiên thuyết nghiệp báo luân hồi đã có trước thời đức Phật, xuất phát từ các kinh Phệ Ðà (Véda); song với tinh thần tôn trọng chân lý, đức Phật xét thấy đúng sự thật liền ứng dụng đem dậy đệ tử tu hành. Trong đó, đức Phật có sửa đổi những phần lệch lạc theo quan niệm Bà la Môn giáo để lý thuyết này được hoàn chỉnh hơn. Vì vậy, ngày nay mọi người đều thừa nhận thuyết nghiệp báo luân hồi là của đạo Phật.
Ðạo Phật đặt trọng tâm ở con người - Chỗ thấy biết của đức Phật đúng sự thật, hợp chân lý, nên trải qua thời gian dài mà không sai chạy hay lạc hậu. Ðức Phật không dùng cái thấy biết tuyệt vời ấy để phân tích ngoại cảnh, sử dụng ngoại cảnh phục vụ con người. Ngài chỉ dùng cái thấy ấy biết ấy để soi sáng thẳng vào con người, để thấy biết con người tường tận từ thể xác lẫn tinh thần. Biết rõ con người rồi, đức Phật dạy cách sống đúng tư cách con người, đồng thời chuyển hoá thân tâm đẻ được an lạc trong hiện tại và mãi sau kia. Có lần đức Phật cùng các thầy Tỳ kheo đi vào rừng Simma, Ngài dùng tay nắm một nắm lá cây đưa lên hỏi các thầy Tỳ kheo" "Lá cây trong tay ta nhiều hay lá lá cây trong từng nhiều?" Các thầy Tỳ kheo thưa :"Lá cây trong tay Thế Tôn rất ít so với lá cây trong rừng". Ðức Phật dạy "Cũng thế, cho ta thấy biết nhiều như lá cây trong rừng, những điều ta dạy các ông ít như lá cây trong nắm tay ta" Ðiều này khiến chúng ta thấy rõ, dù việc ấy đúng sự thật mà không cần thiết cho sự đào tạo xây dựng con người được an vui hạnh phúc hiện tại và mai sau, Phật vẫn không đem ra chỉ dạy. Phật chỉ dạy những điều cấp thiết để giải quyết mọi khổ đau cho kiếp sống con người. Vì tuổi thọ con người quá ngắn (60--70 năm) không đủ thì giờ để học hiểu hết mọi điều trên thế gian này.
Phần hệ trọng nhất nơi con người là tinh thần. Tinh thần sai sử thể xác tạo thành nghiệp lành nghiệp dữ, cảm thọ quả khổ, vui ở hiện tại và vị lai. Cho nên bao nhiêu lời khuyên răn của Phật đều đặt nặng sự chuyển hoá nội tâm của con người. Con người nội tâm được trong sáng thì đời sống hiện tại đầy đủ ý nghĩa, sau khi kết thúc cuộc đời mọi sự sáng trong tươi đẹp đang sẵn sàng chờ chực. Ðây là trọng tâm cứu khổ chúng sinh của đức Phật Thích Ca, cũng là của đạo Phật.
Ðạo Phật chủ trương giác ngộ, giải thoát, từ bi, bình đẳng - Ðức Phật do giác ngộ nên thành Phật, suốt đời giáo hoá của Ngài cũng lấy giác ngộ làm trọng tâm. Người tu Phật mà thiếu giác ngộ là không phải người đệ tử chân chính của đạo Phật. Khổ đau gốc từ vô minh, muốn hết khổ đau phải dứt sạch vô minh. Chỉ có ánh sáng giác ngộ mới dẹp tan được màn vô minh, ngoài giác ngộ ra không còn cách nào dẹp được vô minh. Như chỉ có ánh sáng mới dẹp được bóng tối, ngoài ánh sáng không có cái gì dẹp được bóng tối. Vô minh không tan thì đau khổ làm sao hết được. Vì thế, phương pháp duy nhất để cứu khổ chúng sinh là giác ngộ. Ðây là nguyên nhân đạo Phật lấy giác ngộ làm chủ yếu.
Nhờ giác ngộ con người mới giản trạch được điều chân lẽ ngụy, thấy rõ cái gì trói buộc, cái gì tự d, nên chọn được lối sống thích ứng lẽ thật, phù hợp với tinh thần tự do. Tự do đây không có nghĩa đòi hỏi bên ngoài, nơi kẻ khác mà tụ chiến thắng những dục vọng đê hèn của mình, hàng phục được vọng tưởng điên đảo của nội tâm. Ðúng với câu đức Phật dạy: Thắng một vạn quân không bằng thắng mình, thắng mình mới là chiến công oanh liệt". Tinh thần tự do của đạo Phật là làm chủ toàn vẹn thể xác lẫn tinh thần của chính mình. Ðó là tự do tuyệt đối, cũng là giải thoát của Phật dạy.
Ðem vui và giải khổ cho chúng sanh là lòng từ bi của đạo Phật. Muốn cho mọi người hết khổ được vui, tu sĩ Phật Giáo lúc nào cũng đưa cao ngọn đuốc chánh pháp cho mọi người mồi, để cùng thắp sáng trong căn nhà tăm tối muôn đời của mình. Bản thân mình, người tu sĩ phải chiến thắng phiền não để làm mẫu mực và chỉ dạy người dẹp trừ phiền não. Vô số khổ đau của chúng sanh đều phát xuất từ si mê và phiền não. Thiếu thốn vật chất là đau khổ đã đành, có khi thừa mứa vật chất người ta vẫn đau khổ như thường. Cho nên trí tuệ là hòn ngọc quý để đổi lấy của cải và sự nghiệp, trí tuệ là ngọn đuốc soi sáng cho chúng ta tránh khỏi lạc lối lầm đường. Dứt một phần phiền não, chúng ta được một phần an lạc, hoàn toàn sạch phiền não thì còn gì làm phiền lụy chúng ta. Sau khi mở sáng con mắt trí tuệ và dứt sạch phiền não, con người mới được an vui tự tại đầy đủ. Người tu sĩ Phật giáo tha thiết cứu khổ chúng sanh bằng cách tận lực chỉ dạy cho mọi người được trí tuệ và tự do.
Phật giáo chỉ nhìn chúng sanh đều bình đẳng trong bản tánh, chỉ có sai khác trên nghiệp tướng. Nghiệp tướng là cái sinh diệt biến động, bản tánh chưa bao giờ sinh diệt đổi thay. Cái sanh diệt biến động là tạm bợ, đã tạm bợ dù sai khác thế mấy cũng không quan trọng. Chính cái quan trọng là bản tánh thường hằng của chúng sanh. Cho nên đức Phật thường dạy "Tất cả chúng sanh đều có tánh Phật", đó là lối nhìn bình đẳng của Phật giáo. Thấy thấu suốt được lẽ này, chúng ta sẽ dứt được tâm tự cao ngã mạn và không còn dám khinh thường một ai. Ðây là nền tảng đạo đức chân thật, nên Bồ tát Thường Bất Khinh thấy ai cũng nói "Tôi không dám khinh các ngài, các ngài sẽ thành Phật". Ðã sẵn có tánh Phật thì người nào tu mà chẳng được, chỉ do chưa thức tỉnh và lười nhác mà thôi. Do cái nhìn thấu suốt này, người tu theo đạo Phật không bai giờ có tâm kỳ thị với bất cứ nhóm nào, cũng không có tâm khinh khi miệt thị ai.
Ðạo Phật lấy giác ngộ làm gốc rễ, lấy giải thoát làm hoa trái, lấy từ bi và bình đẳng làm nhựa sống. Bốn yếu tố này rất thiết thân với nhân loại văn minh. Bất cứ nền văn minh chân chính nào đòi hỏi con người phải có đủ trí tuệ sáng suốt, thong thả tự do, tình thương làm vơi cạn đau khổ cho con người, bình đẳng không chấp nhận giai cấp, không kỳ thị tôn giáo, chủng tộc, màu da. Nếu thiếu một trong bốn yếu tố này, dù nói văn minh vẫn chưa thực sự văn minh. Ðứng từ góc độ này mà nhìn, chúng ta thấy đức Phật đã quả thực đi trước các nhà khoa học xa; tương lai dù nhân loại văn minh tiến bộ đến đâu cũng khó qua mặt được đạo Phật.
Theo Người Đưa Tin.



21 nhận xét:

  1. Nhưng ăn chay thì mình chịu thôi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thức ăn chay ngon hơn cá thịt và đắt hơn đó anh,anh được ăn chưa

      Xóa
  2. Những giác ngộ của ĐỨC PHẬT về vũ trụ, về vạn vật, về con người cũng mới dừng ở mức tiên đoán thôi chứ đã được khám phá và chứng minh đâu mà gọi là khoa học? Cho dù là trong giáo lý của nó có những yếu tố hợp lý và tiến bộ thì đạo Phật vẫn chỉ là một tôn giáo. Mà đã là tôn giáo thì không phải là khoa học, nếu chưa nói là phản khoa học.Trên thực tế rất nhiều điều "quy" điều "giới" của đạo Phật hoàn toàn trái với bản tính tự nhiên của con người. Cho nên tín đồ đạo Phật tuy có đông thật nhưng thường là những người đã "mãn chiều xế bóng" trẻ vui nhà già vui chùa để tìm nguồn an ủi tinh thân. Hoặc những người thất tình, chán đời mới gửi thân cửa Phật.Vậy mà nhiều người vẫn phải phá giớ hoàn tục. Đến ngay cả sư tăng cũng không ít "sư hổ mang". Điều đó chững tỏ những "quy"(quy định), những "giới" (răn dậy) của đạo Phật là trái tự nhiên, khó thực hiện nên người ta mới khó theo được. Nếu đạo Phật quả là tuyệt vời như bài báo trên thì chắc nhiều quốc gia đã chẳng phải làm kinh tế chính trị làm gì mà cứ việc xây chùa và đào tạo sư tăng là xong hết.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT! Vì chúng sinh đa phần mê muội,đắm chìm trong THAM-SÂN-SI nên cũng chịu kiếp luân hồi mãi mãi,mấy ai CHÂN TU được đâu.

      Đã đắc đạo thành PHẬT,còn để lại XÁ LỴ TOÀN PHẦN ở ta chỉ thấy 2 :Ngài VŨ KHẮC TRƯỜNG và VŨ KHẮC MINH ở chùa Đậu (Thường Tín,Hà Đông).

      Những người theo Đạo Phật không gọi Đạo Phật là "tôn giáo" đâu anh ạ-người đời gọi thế thôi.

      An be Anh Xtanh gọi ĐẠO PHẬT là KHOA HỌC đấy anh Tuân yêu quý (của chị ST ) ạ.

      http://www.buddhismtoday.com/viet/pgtg/nguoi/013-albert.htm

      Xóa
  3. Người ta yêu một nét nào đó của Đạo Phật thì người ta gọi để suy tôn thế thôi. Chẳng hạn những tiên đoán về thế giới làm các nhà khoa học kính nể. Đạo đức từ bi hỉ xả vì chúng sinh làm người ta cảm động. Cố nhiên trong các tôn giáo thì đạo Phật là cởi mở hơn cả nhưng cũng không tránh khỏi những gò bó trái tự nhiên như trong thực tế ta thường gặp.Vả lại lý thuyết của đạo Phật ca siêu quá tăng ni phật tử cũng ít người hiểu nổi.Đại thi hào Nguyễn Du nhà ta cùng mê đạo Phật lắm. Nhưng cũng phải đọc hơn một nghìn lần rồi mới hiểu được Phật Tâm kinh. Bọn anh Tuân, anh Dự, anh Ngôi có mà đọc một vạn lần cũng chưa chắc hiểu. Còn Hồng Nga nếu hiểu thì anh Tuân xin bái phục đấy ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hồng Nga cũng ứ hiểu đâu
      Hôm nào em đến để cầu anh Tuân

      Dạy cho mọi nhẽ xa gần

      Anh em không cần tranh luận với nhau.

      Ngủ ngon anh nhé,mai sau
      Cõi Niết Bàn,sẽ gặp nhau đó mà.

      Xóa
  4. Ngày nay nhiều người theo phật là để xin xỏ chứ theo phật để TU và HÀNH thì có mấy người đâu .HN mà chịu Quy Y chắc Phật không cho về nữa nhể ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. A DI ĐÀ PHẬT! Đức PHẬT dạy KHÔNG PHÂN BIỆT,ai tạo nghiệp nào hưởng quả ấy!

      Bố thí một đồng,đừng nghĩ kẻ đó lừa mình.

      Bỏ tiền công đức vào chùa,lăng tẩm...sao cần mảnh giấy ghi công

      Ai ăn tùy ý.NHÂN -Quả .

      Năm mới theo lịch THIÊN CHÚA,em chúc anh cùng toàn gia BÌNH AN!

      Xóa
  5. Gặp nhau ở trên Niết Bàn là chuyện của kiếp sau. Lúc ấy tầu vũ trụ rẻ như diều ấy mà. Nhưng anh Tuân khoái là được gặp Hông Nga ở cõi trần này cơ. Anh Tuân vẫn tin và cho rằng thế giới trần gian này là mỹ lệ và độc đáo nhất trong cáid vũ trụ vô cùng này. Cho dù là xã hội loài người còn đang đầy rẫy những khuyết tật. Còn phải mất nhiều thời gian, trí tuệ, thậm chí có thể là xương máu nữa loài người mới xây dựng được một xã hội tốt đẹp. Xã hội đó chắc chắn phải là một xã hội tự do dân chủ cho mọi người và hòa bình hữu nghị cho mọi quốc gia dân tộc. Cho nên đừng chán đời mà đi tu đấy Hồng Nga nhé. Tin Phật, quý Phật để tu tâm tích đức thì tốt nhưng đừng diệt dục và từ bỏ lòng tham. Hãy cứ tham nhưng tham chính đáng thì có làm sao đâu. Không tham thì chết không thối được đâu. Mà không thối cũng có nghĩa là không được giải thoát. Không tranh luận nữa chỉ trao đổi thôi nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Anh Tuân vẫn tin và cho rằng thế giới trần gian này là mỹ lệ và độc đáo nhất trong cáid vũ trụ vô cùng này."

      Và anh TUÂN -THẦY CỦA NHIỀU ĐỨA CHỨC TRỌNG QUYỀN CAO, VỀ HƯU,bỗng dưng BỊ BỌN ÁC ÔN ÉP PHẢI NHẬN TỘI như anh NGUYỄN THANH CHẤN ở Bắc Giang,lúc ấy anh còn hát "cuộc đời vẫn đẹp sao" không anh yêu quý của em?(Em xin lỗi chị ST ạ).

      Xóa
    2. Trong hoàng cảnh như Nguyễn Thanh Chấn thì anh cũng khóc mếu như Nguyễn Thanh Chấn. Nhưng thế giới này vẫn hát. Cho đến nay nó vẫn là cõi đẹp nhất, đọc đáo nhất trong cái vũ trụ bao la này bởi vì nó có sự sống. Còn đa số vẫn là những thiên thể chết. Nhừng hiện tượng như vụ Nguyễn Thanh Chấn, vụ sử tử ông chú dượng của Kim Chính Ân mới đây ở Triều Tiên vân vân và vân vân thuộc về những khuyết tật của xã hội loài người. Trong quá trình phát triển lịch sử loài người sẽ loại trừ dần dần những khuyết tật của mình để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.Mỗi một giai đoạn lịch sử lại đặt ra một vấn đề và mỗi một vấn đề lại cần một giải pháp giải quyết thích hợp. Không có giải pháp nào toàn năng cả.Đền như CNXH mà nền chính trị nước ta đang theo đuổi thì theo nhiều trí giả nó cũng đã cũ rồi, đã thành giáo điều rồi. Nói cách khác nó cũng đang bị tôn giáo hóa.Nói gì đến đạo Phật đã ra đời cách đây hơn 2500 năm? Hồng Nga hãy vào trang Song Thu mà tham khảo bài "Sống Tử tế-Lời chúc đầu năm". Đó là một bài ngắn gọn và khá sâu sắc đấy. Anh Tuân chỉ nói điều anh Tuân nghĩ chứ không bài bác gì ý kiến của Hồng Nga cả, càng không có ý định can thiệp hay thay đổi niềm tin của Hồng Nga. Có chăng thì ý kiến của anh Tuân chỉ là tham vấn thôi. Chẳng hạn Hồng Nga muốn bỏ Tham Sân Si thì Hồng Nga phải tịnh được cái kho tham sân si của mình xem nó là bao nhiêu? Hồng Nga cũng lại phải dự kiến được một cách tương đối chính xác mình còn sống trên đời này được bao nhiêu năm nữa. Lấy số lượng tham sân si chia cho số năm sống, Hồng Nga sẽ định lượng được số tham sân si cần phải bớt đi trong một năm. Nếu số lượng cần phải bớt đi hơi nhiều thì Hồng Nga phải bớt đi một số buổi chợ để ở nhà mà tụng kinh niệm Phật. Nếu số lượng phải bớt ít thì Hồng Nga cứ chợ búa bình thường. Miễn sao cứ đúng đến lúc con cháu chiêng trống nhập quan thì tham sân si của Hồng Nga cũng sạch sẽ. Chỉ chờ con cháu đậy nắp quan tài là Hồng Nga đã trễm trệ trên Niết bàn rồi. Khỏi phải kiếp nọ kiếp kia luẩn quẩn mãi trong vòng luân hồi như bọ anh. Khổ lắm.

      Xóa
  6. Trả lời
    1. Em chúc anh ngủ ngon! "Nõi lo dân nước,nỗi năm châu" dành cho bề trên anh nhé!

      Xóa
  7. Bề trên lo giữ chức quyền
    Năm châu bốn biển để bên vệ đường.
    Bao giờ dân được cầm cương
    Thì con tuấn mã lên đường thành công

    Trả lờiXóa
  8. .Anh sang thăm em, được đọc bài, nghe nhạc rất thú vị... Anh chúc em cùng gia đình luôn vui khỏe, đón năm mới an khang, thịnh vượng và hạnh phúc an lành em nhé.
    Nhân dịp Xuân mới,anh tặng em ca khúc MÙA XUÂN TÌNH YÊU của anh để nghe cho vui nhé. (Lời thơ Trương Quang Thứ, nhạc Hồ Hữu Thới, trình bày NSND Thanh Hoa)
    http://www.youtube.com/watch?v=U8IrVBMXwDk

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ồ,anh tài quá! Cảm ơn anh! Nghe chị Thanh Hoa hát,em lại nhớ anh LẠC HOA họ PHAN!

      (Sao các cụ lại đặt là "Lạc Hoa"-Đúng là số trời!)

      Xóa
  9. Chị Hồng Nga....thật là thời gian khá lâu không thấy chị sang thăm Diễm....Em xin mời chị hãy thưởng thức chị nha....Bây giờ ăn chay tốt hơn chị ạ!....chúc chị luôn vui nha....

    Trả lờiXóa
  10. Làm nghề bán rau thì ăn chay là phải rùi nhưng dưng ăn chay trường nhé , bán rau , bán dưa không đủ tiền đâu cốt lòng thành là được rồi !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trứng-đậu -rau -tương cà,khoai sắn....là thừa để sống rồi ạ,cần chi những món cao cấp như giun xào,đỉa luộc,tiết canh chuột như các đại gia hay dùng,phải không anh

      Xóa
  11. Cảm ơn Lê Diễm.Ăn chay là tuyệt vời.
    Mong mọi điều tốt lành luôn đến với em!

    Trả lờiXóa

* Các bạn có thể copy link hình và dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ*