Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

TỪ YAHOO BLOG

CANH GÀ THỌ XƯƠNG.
20:56 11 thg 10 2012Công khai169 Lượt xem 18
 
Xin mời các bác,các anh các chị đi xơi món "canh gà" này nhé,HN tin rằng các bác,

các anh chị sẽ rất vui vẻ và thọ lâu...cùng Trời Đất,nếu không cười mà vỡ bụng...

_____________

Kiểm tra vở Văn, phụ huynh sốc khi thấy con viết "tiếng chuông Trấn Vũ" là nét đẹp tôn trọng thờ kính tổ tiên, còn "canh gà Thọ Xương" là món canh gà ở hồ Tây. Cô không sửa sai sót này mà vẫn cho điểm 8. Một phụ huynh có con học lớp 7A10 THCS Lomonoxop (Hà Nội) cho biết, đi học về, con gái kể những câu ca dao được cô dạy trên lớp và đòi bố mẹ đưa đi ăn món "canh gà Thọ Xương". Anh hoảng hốt hỏi "ai nói với con có món này?", thì được trả lời là "cô giáo dạy Văn". Để khẳng định lời mình nói là đúng, cô bé đem cho bố xem vở tập làm văn có bài cảm nhận về 4 câu ca dao "Gió đưa cành trúc la đà / Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương / Mịt mù khói tỏa ngàn sương / Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ". Kiểm tra vở của con, anh sốc nặng khi thấy bài viết chữ nguệch ngoạc, sai cả chính tả lẫn nội dung nhưng vẫn được cô cho 8 điểm.
Lỗi sai không được cô giáo chỉ ra, mà còn cho 8 điểm 
"Đầu tiên, cảm giác của tôi là bàng hoàng. Bài văn câu chữ không được uốn nắn. Tôi không làm nghề giáo nhưng cũng biết ý chính của cụm từ "tiếngchuông Trấn Vũ" không nghiêng hẳn vềnét đẹp truyền thống của dân tộc, tôn trọng thờ kính tổ tiên. Tôi có bảo với con "nếu đây là đền Hùng" thì ý này sẽ rõ hơn. Còn đọc đến đoạn "món ăn đặc sản là canh gà Thọ Xương thì tôi không thể tin vào mắt mình nữa", vị phụ huynh bức xúc.   Anh kể, sau phút sửng sốt, anh gặng hỏi con và cháu vẫn trả lời "cô dạy thế". Cháu nói "nhiều bạn lớp con làm thế, chẳng lẽ chúng con nghĩ sai giống nhau?". Thực tế, nội dung con viết sai trong bài không được cô gạch chân, trong khi cô vẫn sửa các chữ viết tắt như "4" thành "bốn", "dc" thành "được" và cuối bài còn phê "Có ý thức làm bài...", và cho điểm 8 +. Để kiểm tra thông tin, anh gọi điện cho một số bạn học của con gái, hỏi về bài kiểm tra. Một nam sinh kể: "Con được cô dạy như thế. Con viết nguyên vào bài và về nhà bị bố mắng". Chung nỗi bức xúc, một phụ huynh khác cho hay, khi kiểm tra vở của con, anh cảm thấy lạ khi thấy viết "canh gà Thọ Xương" là món ẩm thực nổi tiếng của hồ Tây. Trước đó, con có nói đến điều này nhưng anh tưởng rằng cháu nói đùa. Anh phân tích rằng "canh gà Thọ Xương" là tiếng gà báo sang canh thì cháu nói "cô giáo dạy như thế".  Phụ huynh này tâm sự, không hiểu tại sao cô giáo lại có thể nhầm lẫn đến mức độ như thế được. Trong bài kiểm tra của con trai anh, cô không gạch chân chỗ cháu viết sai, mà còn cho 7 điểm và khen làm tốt. Theo anh, kể cả khi cô không dạy, đứa trẻ viết như thế thì cô phải sửa và không được cho điểm cao. "Không phải một mình con tôi mà rất nhiều cháu nhầm lẫn như nhau. Khi chấm bài, cô không phản ứng gì chứng tỏ cô đồng tình với học sinh. Các cháu trong trắng như tờ giấy, làm sao có thể nói khác đi được", anh chia sẻ. Còn một nữ sinh lớp 7A10 khẳng định: "Cô giáo đã dạy cho bọn con như thế. Cô dạy thế nào, chúng con làm bài tập như vậy. Khi cô chấm cũng không gạch ý này và còn cho con điểm cao". Bà Ngô Thị Hà, Hiệu phó THCS Lomonoxop cho biết, khi nghe thông tin bà cũng rất sốc. Bà đã yêu cầu giáo viên thu toàn bộ vở của học sinh để kiểm tra. Chính bà cũng bất ngờ khi thấy không chỉ một, mà nhiều em đã viết "canh gà Thọ Xương" là món ăn nổi tiếng của Hà Nội. "Người dạy văn lớp 7A10 hôm đó là cô Hà Thu Thủy. Chúng tôi đã yêu cầu cô viết bản tường trình, nói lại sự việc trước tổ Văn của trường", bà Hà nói. Trong khi đó, cô Thủy cho hay, buổi học có bài tập cảm nhận về bốn câu thơ nêu trên diễn ra sáng 12/9 và chiều cùng ngày cả lớp ôn tập rồi làm bài kiểm tra một tiết. Cô ra hai đề trong đó có đề cảm nhận về bốn câu ca dao: "Gió đưa cành trúc la đà...". "Tôi yêu cầu các em tự cảm nhận, cô không gợi ý, sau đó thu vở một số em để chấm. Trong khi chấm, thấy nhiều học sinh hiểu nhầm 'canh gà Thọ Xương' là món canh gà, trong khi hiểu đúng phải là 'tiếng gà báo sang canh'", cô Thủy kể và cho hay, lúc trả bài đã nói lớp có nhiều bạn làm sai, nhưng vì bài tự cảm nhận nên các em tự sửa để cho nhớ. Cô Thủy cũng giải thích, do lúc ấy cuối giờ, lớp khá ồn và lộn xộn nên học sinh không nhớ để sửa ngay. Cô sơ suất không kiểm tra lại vở các con và không sửa chu đáo vào ngày hôm sau. "Tôi xin lỗi phụ huynh vì đã không sửa bài thấu đáo cho con và cảm ơn phụ huynh có phản hồi để tôi có thể nhận ra sai sót nghiệp vụ sư phạm của mình. Tôi đã khắc phục bằng cách hướng dẫn học sinh sửa và giảng lại cho các con hiểu. Bài ca dao tôi cho các con làm cũng là bài ca dao ngoài chương trình, tôi muốn các con ôn luyện để hiểu hơn nét đẹp của Hà Nội vì các con là học sinh thủ đô", cô Thủy nói. Còn thầy Trần Trung, Tổ trưởng tổ Văn cho hay, khi nghe chuyện, thầy đã nghĩ "làm sao có cách dạy ngớ ngẩn như vậy được?". Theo thầy Trung, sai lầm lớn nhất của cô Thủy là không cắt nghĩa một cách tường minh cho học sinh biết rằng, đó là cách hiểu sai, đó là đêm năm canh ngày sáu khắc, chứ không phải món ăn.  
Theo VnExpress
----------------------------------------------
Click vào hình chụp bài văn,sẽ xem được ảnh.
Ảnh của HỒNG NGA
4000
  • Nguyen
    Cuong phong lay canh truc
    Do xuong ta vet duong
    Vo Troi giang mot hoi chuong
    Chao ga hup voi, hoc xuong may lan
  • AnhKhue2012
    Kiểu này thế nào cũng có cô Kiều ngồi ...sè sè ...làm "dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh"
    http://blog.yahoo.com/anhkhue2012/articles/1041504
    • AnhKhue2012
      Cụ ND tả cảnh " Thúy Kiều ngồi xổm "
      "Sè sè nấm đất ven đường" làm ngọn cỏ úa vàng nửa nọ nửa kia
      Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh "
  • Mặt Bẩn
    Roi tre vun vút tung ra (cành trúc= roi tre).
    Lạc đà cùng với lũ la chạy dài (la đà).
    Vợ trời (Thiên mụ) giáng một hồi chuông (tiếng chuông Thiên mụ)
    Gọi về ăn bát canh xương gà tần (canh gà thọ xương)
  • Nhan Nguyenvan
    Đọc xong anh thật buỗn .Chúc em ngày vui khỏe.
    • HỒNG NGA
      Thư yahoo báo chậm quá.Chúc bác BÌNH AN!
  • Nam Chung
    Không tin được , càng không thể chấp nhận cách giải thích của cô giáo thủy đấy chỉ là lối ngụy biện phi giáo dục .
    Chào HN theo chân bạn về thăm nhà bạn nhưng lại gặp điều bức súc . Thật không hay phải không bạn !
    • HỒNG NGA
      Cô ayys là giáo viên giỏi đó ạ.
  • ngocdiep
    Đôi khi chúng ta cũng cần có cái nhìn thoáng hơn trong mọi sự việc...Một lỗi sai không thể bảo người "dốt" ..phải không HN .Tuần mới tràn đầy niềm vui nhé
    • HỒNG NGA
      Nhiều người kể chuyện cho vui,nhưng LÀ THẦY thì không ngừng học hỏi,đúng không ạ? Vả lại "nhân vô thập toàn".
  • PHUSA
    • PHUSA

    • 20:42 4 thg 11 2012


    Lỗi không hẳn do cô Thuỷ đâu mà có khi tại cô giáo của cô Thuỷ cũng đã từng dạy cô Thuỷ như thế nên cô cứ việc ...phát huy thôi, hihi
  • KOUTINEONG
    VẶT- KHÔNG HỌC HẾT THPT CÒN CÓ CẢ BẰNG CAO HỌC....MÀ TOÀN LÀ CÁC BẬC PHỤ MẪU CHI DÂN ẤY CHỨ
    • HỒNG NGA
      Đúng vậy,ngay HP có anh học hết lớp 6 bổ túc văn hóa mà có đến 2 bằng cử nhân.Khiếp chưa?Anh ấy từng là chủ tịch một quận đấy.(Gõ Đinh Công Toản trên Google tham khảo thêm bạn ạ).
  • hongnga
    Mình đã đọc bài viết này trên yahoo, mình thấy thương cho cô giáo Thủy, trong thời đại mà thông tin lan truyền nhanh như vũ bão thế này nếu nhiều ng..
    • HỒNG NGA
      Có khả năng cô không hiểu ý nghĩa câu ca dao,có khả năng học sinh biết nhưng viết tếu.Dù sao cô không sửa (nếu biết) cũng là SAI LẦM LỚN!
  • Hai
    • Hai

    • 08:58 4 thg 11 2012


    Mời các chủ blog sang đọc bài: "Vị đắng của món “Canh gà Thọ Xương”" bên web tranhuong.com để có cái nhìn vấn để này nhân hậu hơn. Đường linh:
    http://trannhuong.com/tin-tuc-14045/vi-dang-cua-mon-%E2%80%9Ccanh-ga-tho-xuong%E2%80%9D.vhtm
    • HỒNG NGA
      Họ không cho đặt link từ blogspot,Wordpress... vào yahoo đâu ạ,nhưng HN sẽ thăm bác Trần Nhương.Cảm ơn bạn.
  • Nguyen Dai
    Uhm, canh ngon nhưng không được nóng! hehe!
    • HỒNG NGA
      Đặc sản đấy ạ.Có "cá rô Đầm Sét" thì phải có "Canh gà Thọ Xương".Xin mời bạn thử nếm nhé!
  • MAIMAIBENNGUOI
    Chào bạn! Bài này đang gây xôn xao dư luận. Chỉ tội cho cô giáo Thủy.Mình nghĩ chỉ có những người đứng trên bục mới thấu hiểu được nỗi khổ của người giáo viên.Bây giờ tự do ngôn luận quá đà để dẫn đến ai cũng có thể phát ngôn bừa bãi dù chưa hiểu bản chất của sự việc.Tại sao phụ huynh đó ko đến trực tiếp hỏi cô giáo nhỉ mà lại đưa lên mạng như vậy.Họ ko nghĩ hậu quả sẽ xảy ra sau đó sao? Sao nhiều người lại lấy đó làm trò cười trên nỗi đau của cô Thủy nhỉ? Phụ huynh giờ chỉ biết đòi hỏi ở người giáo viên nhưng họ chưa thấu hiểu về công việc của nghề giáo, bạ đâu cũng nói xấu giáo viên. Phụ huynh mãi mãi cũng chỉ là phụ huynh???
  • Hà Mạnh Tường
    Thật là thú vị . Chào Hồng Nga !
  • nguyen
    ì
    Sự nhầm lẫn đến ngỡ ngàng.
    • HỒNG NGA
      Có khi cháu HS nó thích hài,chưa chắc nó không biết câu"gà đã gáy sang canh".
  • sato
    • sato

    • 10:13 14 thg 10 2012


    Cách đây vài năm thi đại học được ba điểm mà đỗ mười trường đại học thì bây giờ các em hiểu thế cũng phải...
    • HỒNG NGA
      Kể ra cũng không có gì đáng trách,kiến thức mênh mông,sự hiểu biết của con người có hạn."Chỉ có thể nói biết nhiều hay ít,khó có thể nói biết đủ".Không biết thì hỏi,thì học,có gì là xấu đâu.Tội cho cô giáo này lại làm đơn xin nghỉ dạy! Dù sao cô cũng rất liêm sỉ,xã hội nên coi trọng những người thế này,không như mấy ông quan,kiến thức không vượt quá ngọn cỏ (nhưng gian manh thì bậc thầy)-lại đầy loại bằng TS (đọc là "tiến sỹ" nhưng nhiều người "đọc nhầm" là "thiến sót".
      Ở Hải phòng có ngài CÔNG TOẢN họ ĐINH học chưa hết cấp II bổ túc mà có đến hai bằng đại học,được bổ nhiệm làm tri huyện HẢI AN cơ mà ! (Vào Google,gõ đinh công toản).
      Chúc bạn ngày nghỉ vui vẻ nhé!
  • NGUYỄN SỸ TÂN
    cô giáo dạy văn giỏi của trường cứ nhìn vào chữ cô viết thì biết cô cho điểm 8+ chắc không sai
  • Biên Hòa
    Sao chúng mình giống nhau thế? Anh cũng vừa viết bài đề tài nàyxong. Mời HN qua đọc!
  • Tú Sừng
    Tặng Hồng Nga bản dịch câu ca dao" Gió đưa cành trúc la đà/Tiếng chuông Thiên Mụ,canh gà Thọ Xương..." Bài đã được đăng trong sách Tình Huế với Đồng Nai. Đại để là hồi học lớp Nhất ở Huế, bọn anh làm bài luận về 2 câu ca dao trên. Trọng Nghĩa dịch câu 1 như sau : Cuồng phong lay ngọn trúc( chỉ mới dịch được 4 từ đầu, còn thiếu 2 chữ "la đà". Cậu Hữu Sinh dịch hai chữ LA ĐÀ như vầy : Rơi xuống tà-vẹt đường. Cậu ta dich chữ Đà là cái tà-vẹt đường sắt.. Anh dịch tiếp càu 2: Vợ trời ( Thiên là trời .còn Mụ nhất định phải là phụ nữ,cho nên đúng là vợ trời chứ không sai). Vợ trời đánh một hồi chuông. Bây giờ còn 4 từ nữa là " Canh gà Thọ Xương" Cậu Mai Linh dịch như sau: Canh gà thành "xúp" gà vội húp.Chữ Thọ có nghĩa là lâu, bền lâu, cho nên hắn dịch là " hóc xương mấy lần". Tóm lại, bọn anh đã dịch 2 câu ca dao trên sang cả Hán ngữ lẫn Pháp ngữ. Cả bài dịch như sau :
    Cuồng phong lay ngọn trúc/Rơi xuống tà-vẹt đường/Vợ trời đánh một hồi chuông/ Canh gà vội húp hóc xương mấy lần. Cô giáo dạy văn cho rằng bọn anh sau này sẽ trở thành nhà văn. Mà đúng thế thật. Gửi Hồng Nga đọc cho vui nhé! Thân ái Nhà thơ Xuân Baỏ
    • HỒNG NGA
      Thật tuyệt! Không gì hài hước hơn!Các anh lúc nào cũng là "lão nhân du hý như đồng tử" ! Hay quá,em cười vỡ bụng và cảm phục tài các anh!
      ****
      Chuyện "bát canh gà Thọ xương" cũng không lạ lắm,bởi ngày nảy ngày nay,em nhớ rõ năm,nhưng quên mất tháng ,giờ,dù nhớ trường,nhớ tên cô, cô dạy văn ,đã phân tích câu:
      "Phen này ắt hẳn gà ăn bạc
      Đồng rụng đồng rơi lọ phải cầu".
      Cô nói: bạc vo viên cho gà ăn,nó ăn không hết rơi vãi ra nên cầu có lọ để đựng!
      Chuyện thật đấy ạ.Anh cùng toàn gia luôn bình an!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

* Các bạn có thể copy link hình và dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ*