Nhiều cô bác anh chị chỉ chăm chút blog và bận việc nhà,rất ít xem báo chí(dù không mất tiền).
Để bớt buồn,bớt căng thẳng,H.N tha về đây một bài báo mới tinh tình tình để cô bác,anh chị,bạn bè giải trí .
Chịu khó đọc hết,đừng cưỡi ngựa xem hoa.HN mong thế.
Khi công an dùng nhục hình
21/02/2014 08:50 (GMT + 7)
TT - Trong hai năm trở lại đây, tại hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa có nhiều vụ công an, điều tra viên bị truy tố do sử dụng nhục hình với nghi can. Điều đó thể hiện sự nghiêm minh của luật pháp, nhưng cũng cho thấy tình trạng vi phạm pháp luật ngay trong cơ quan bảo vệ pháp luật.
TIN BÀI LIÊN QUAN
Nguyên sĩ quan công an Lang Thành Dũng ra tòa, lãnh án 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội dùng nhục hình với ông Nguyễn Trường Vũ - Ảnh: Duy Thanh |
Dư luận tại tỉnh Phú Yên rất quan tâm vụ án có đến năm sĩ quan công an bị truy tố tội “dùng nhục hình”, đang chờ ngày ra pháp đình.
Trong số năm bị cáo có một người thuộc Công an tỉnh Phú Yên là Nguyễn Minh Quyền (nguyên thiếu tá thuộc Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội). Bốn người còn lại của Công an TP Tuy Hòa gồm: Nguyễn Tấn Quang (nguyên thiếu tá, đội phó đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội), Phạm Ngọc Mẫn (nguyên thượng úy thuộc đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội), Đỗ Như Huy (nguyên trung úy thuộc đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội) và Nguyễn Thân Thảo Thành (nguyên thiếu úy, cán bộ điều tra).
Nhiều vụ đánh nghi can thương vong
Theo hồ sơ, ngày 13-5-2012, tại cơ quan Công an TP Tuy Hòa, trong quá trình xét hỏi nghi can Ngô Thanh Kiều (sinh năm 1982, ở xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên) về hành vi trộm cắp tài sản, năm công an nói trên đã đánh anh Kiều. Chiều cùng ngày, khi được đưa đến Công an tỉnh Phú Yên để làm việc thì anh Kiều choáng và chết trên đường đưa đi cấp cứu.
Tại Khánh Hòa, các cơ quan pháp luật ở huyện Vạn Ninh cũng đã khởi tố, bắt giam bị can Lê Minh Phát, nguyên công an viên xã Vạn Long, vì có hành vi truy bắt, đánh đập em Tu Ngọc Thạch (14 tuổi) tại trụ sở công an xã khiến em này tử vong ngày 31-12-2013. Trước đó, trong năm 2012, tòa án đã tuyên phạt 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo đối với Lang Thành Dũng, nguyên trung úy Công an TP Nha Trang, vì đã bắt nhầm hai ông Nguyễn Trường Vũ và Trương Chí Bình về trụ sở do nghi trộm cắp, rồi đánh đập đến mức ông Vũ phải đi cấp cứu. Cũng trong năm 2012, tòa án đã tuyên phạt hai nguyên sĩ quan Công an TP Nha Trang là trung úy Nguyễn Đình Quyết 9 tháng tù cho hưởng án treo, đại úy Trần Bá Tuấn mức cảnh cáo vì đã dùng nhục hình đối với bà Trần Thị Lan...
Ngày 20-2, thượng tá Lê Quang Thanh - trưởng Công an huyện Khánh Vĩnh - cho biết ba công an xã Khánh Trung đã bị cho thôi việc vì “có vi phạm các quy định trong công tác”. Cụ thể, vào ngày 5-7-2013 hai anh Cao Văn Lệ (27 tuổi) và Cao Văn Tuyên (19 tuổi) bị Công an xã Khánh Trung gọi đến trụ sở vì nghi hai anh trộm cắp. Tối cùng ngày, công an xã đưa anh Tuyên và anh Lệ vào Trung tâm Y tế huyện Khánh Vĩnh cấp cứu nhưng bác sĩ xác định anh Tuyên đã tử vong trước khi đến bệnh viện. Anh Lệ nói anh và anh Tuyên đã bị ba công an dùng dùi cui đánh vào tay, chân. Theo thượng tá Thanh, kết luận điều tra cho thấy anh Tuyên chết do bệnh lý phù phổi cấp, không phải do bị đánh.
Ông Nguyễn Trường Vũ - người bị Lang Thành Dũng đánh bị thương - Ảnh: Văn Tạo |
Đừng để vừa mất cán bộ, vừa mất uy tín
Tại các phiên tòa xét xử, khi được tòa hỏi vì sao lại dùng nhục hình, ba nguyên sĩ quan Công an TP Nha Trang nêu trên đều lấy lý do nôn nóng phá án và không kiềm chế được sự nóng giận khi các nghi can khai báo mâu thuẫn, lòng vòng! Một lãnh đạo Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa nói: “Chúng tôi thường xuyên nhắc nhở anh em trong lực lượng của mình là cần luôn giữ trái tim nóng và cái đầu lạnh. Áp lực công việc rất lớn, tội phạm lại lưu manh, xấc xược nên anh em dễ bức xúc, nổi nóng. Tuy nhiên, không phải vì nôn nóng phá án hay bức xúc mà công an lại vi phạm pháp luật. Cấm bức cung, nhục hình nghi can, phạm nhân là đã được luật quy định, ngành cũng nghiêm cấm từ lâu nay. Những vụ án dùng nhục hình xảy ra tại Khánh Hòa là những bài học rất lớn, rất đau xót cho lực lượng. Công an tỉnh tăng cường thanh tra và thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở để không xảy ra vi phạm tương tự”.
Chiều 20-2, ông Nguyễn Chuyện - chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy, trưởng Ban pháp chế HĐND tỉnh Khánh Hòa - trao đổi: “Công an nếu “mềm” quá thì những kẻ phạm tội sẽ vùng lên, do vậy lực lượng này cần trấn áp, điều tra tội phạm một cách kiên quyết, nhưng phải mưu trí và khôn khéo bằng những biện pháp nghiệp vụ chứ không phải là bắt người ta về trụ sở rồi đánh đập, nhục hình. Thời gian qua, không riêng Khánh Hòa mà còn một số nơi khác xảy ra các vụ công an dùng nhục hình với người khác, phải ra tòa. Hậu quả là ngành mất cán bộ, trong đó có những trinh sát, điều tra viên giỏi; bị mất uy tín vì người của cơ quan bảo vệ pháp luật nhưng lại vi phạm pháp luật”.
Ông Chuyện cho hay chiều 20-2, Ban pháp chế HĐND tỉnh Khánh Hòa họp triển khai kế hoạch giám sát việc giải quyết khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực tư pháp. Hiện chưa có chương trình chi tiết, nhưng trong đợt giám sát này, Ban pháp chế HĐND tỉnh Khánh Hòa sẽ lưu ý vấn đề công an dùng nhục hình; ngoài ra sẽ giám sát thường xuyên, liên tục vấn đề này để kiến nghị chấn chỉnh, xử lý kịp thời nếu phát hiện có vi phạm.
DUY THANH
Thiếu tướng PHẠM VĂN HÓA (giám đốc Công an tỉnh Phú Yên):
Cứ can phạm chết trong trại thì dư luận cho là do công an đánh
Nhiệm vụ chính của công an khi giam giữ can phạm, nghi can là chống trốn, chống thông cung, chống suy kiệt, chống chết, chống tự sát trong trại. Nhưng ở Phú Yên thì năm này năm khác cũng có các vụ người bị giam tự tử trong nhà giam giữ. Khách quan là do trại giam, nhà tạm giữ xây dựng theo mẫu, được mặt này thì yếu mặt khác. Ví dụ thiết kế buồng giam chống trốn tốt thì lại dễ tự tử vì các song sắt cửa... Can phạm, nghi can vào trại thì tâm lý khác với bên ngoài, muốn tự tử thì thắt cổ không được cũng đập đầu, cắn lưỡi...
Người bị tạm giam chết trong trại thì dư luận luôn đặt vấn đề là bị công an đánh. Bởi vậy chúng tôi chỉ đạo thường xuyên lực lượng công an nhà giam phải tuần tra, kiểm soát 24/24 giờ, ở các trung tâm quan sát buồng giam bằng camera cũng phải trực 24/24 giờ để khi phát hiện người bị tạm giam, tạm giữ có biểu hiện, hành vi tự tử thì can thiệp, xử lý kịp thời. Đối với phạm nhân mới đưa vào trại tạm giam, nhà tạm giữ thì không được giam lẻ, mà phải giam chung 2-3 người/buồng để họ giám sát, có gì báo kịp thời. Tôi thấy trang bị camera quan sát buồng giam là hiệu quả, nhưng ở Phú Yên chỉ mới trại tạm giam Công an tỉnh được trang bị một số máy, còn các nhà tạm giữ công an cấp huyện thì chưa có kinh phí.
D.T. ghi
|
Những vụ chết người trong nhà tạm giữ
* Sáng 20-10-2006: anh Phạm Văn Hồng (sinh năm 1985, ở xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên), người bị bắt khẩn cấp một ngày trước đó do có hành vi đốt lưới đánh cá của một người trong thôn, được phát hiện đã chết trong nhà tạm giữ Công an huyện Tuy An. Các cơ quan chức năng kết luận anh Hồng chết do treo cổ tự tử. Do nghi ngờ anh Hồng bị đánh chết, người nhà anh cùng hàng trăm người khác đã đưa quan tài lên thị trấn Chí Thạnh, đặt trên quốc lộ 1 trước mặt các cơ quan của huyện Tuy An, gây ách tắc giao thông, mất an ninh trật tự trong hai ngày 21 và 22-10-2006.
* Ngày 25-4-2011: anh Lê Anh Thắng (sinh năm 1977, ở P.9, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, bị bắt ngày 24-4-2011) chết trong nhà tạm giữ hành chính thuộc trại tạm giam Công an tỉnh Phú Yên. Công an kết luận anh Thắng chết do treo cổ tự tử.
* Lúc 23g ngày 11-8-2011, anh Lê Văn Trận (sinh năm 1985, ở xã Hòa Hiệp Trung, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên, một trong tám nghi can bị bắt vào ngày 11-8-2011 vì liên quan đến một vụ hiếp dâm) chết trong nhà tạm giữ Công an huyện Đông Hòa, được xác định là tự tử. Gia đình anh Trận không nhận thi thể anh vì cho rằng anh chết do nguyên nhân khác nên công an đã tổ chức an táng.
* Lúc 17g30 chiều 7-10-2013: chị Trần Thị Hải Yến (sinh năm 1982, ở xã An Cư, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên), bị can trong vụ án “cố ý gây thương tích”, bị bắt tạm giam từ ngày 15-1-2013 ở nhà tạm giữ Công an huyện Tuy An. Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Yên kết luận chị Yến chết do treo cổ tự tử, nhưng gia đình chị Yến chưa đồng ý nên đang khiếu nại.
|
Ban quản lý đền Trạng trình bẻ bút, đập nghiên, xé giấy của ông đồ
Khi đang hoạt động viết thư pháp trong Đền Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, TP.Hải Phòng), nhà thư pháp Lê Thiên Lý, GĐ Trung tâm Thư pháp - câu đối và Hán Nôm học Hải Phòng, đã bị Ban quản lý đền đến đập phá gian hàng, đập nghiên, xé giấy, bẻ bút và chửi bới ông trước mặt những du khách đến du xuân tại đây.
Bà Trần Kim Liên, PGĐ Trung tâm Thư pháp - câu đối và Hán Nôm học Hải Phòng thông tin: “Ngày mùng 2 Tết, khi thầy trò tôi vào chỗ để viết thư pháp trong đền chính, ông Nguyễn Bá Đốc, Trưởng BQL đền Trạng điện thoại gọi bảo vệ đến tốc hết hàng ra, đồng thời buông những lời chửi bới nhục mạ thầy trò tôi. Trong khi thầy Lý cầm mẫu chữ treo lên, một anh bảo vệ giật phắt ra.
Thấy vậy, tôi vào can ngăn thì một một anh bảo vệ khác đấm một cái vào mặt bên phải của tôi. Thấy tôi bị đánh, ông Đốc cười phá lên sung sướng”.
Bà Nguyễn Thị Thủy, trú tại xã Lý Học cho biết: “Tôi thấy mấy ông bảo vệ giằng tập giấy của ông Lý đang chuẩn bị viết cho khách và chửi bới cụ ấy rất thậm tệ. Chúng tôi là người ít học mà còn kính trọng ông Lý. Rất nhiều người đến đền hỏi thăm ông Lý đều bị đuổi ra. Anh Sự trong tổ bảo vệ của đền chửi ông Lý và giật cái ảnh ông Lý chụp ảnh cùng đại tướng Võ Nguyên Giáp và ông Nguyễn Minh Triết.
Bức xúc trước việc làm trên, bà Bảy Mùa (một người dân ở xã Lý Học) đã cầm phần còn lại của ảnh, đi rêu rao: Đấy mọi người ơi. Mọi người xem đây này. Ông Lý, GĐ trung tâm thư pháp, viết chữ tặng người đây này. Chủ tịch nước mà còn bị đối xử như thế này. Những năm trước, ông Lý vào đền còn cho tiền ông Đốc thì ông Đốc cho viết chữ.
Khi được cho tiền, thì trên loa lúc nào cũng ra rả: Đến đền Trạng được xin chữ thư pháp của nhà thư pháp nổi tiếng Hải Phòng Lê Thiên Lý. Thế mà bây giờ lại như thế này. Chị Bảy Mùa đang cầm, anh Nguyễn Văn Kiều tới giật ảnh đại tướng Võ Nguyên Giáp và ông Triết, và vò tờ giấy nhàu nát. Một ông bảo vệ khác vào cướp tờ giấy in ảnh cho vào đốt”, bà Thủy nói.
“Thầy trò tôi ức quá, quyết tâm vào đền một lần nữa xem người ta ứng xử như thế nào. 10h30 ngày mùng 3 Tết, khi chúng tôi vào đền, trong khi thầy Lý đang đặt giấy, bút, mực, bảo vệ đến đạp cái bàn đá để đồ".
Không những vậy, anh Kiều bảo vệ còn di chân lên toàn bộ phần giấy rơi xuống. Cái đĩa đựng mực, anh ta cầm đập vỡ tan tành. Bút thì anh ấy bẻ ra. Anh ấy chửi ông Lý một thôi một hồi rồi lôi ông xệch xệch ra cổng. Những người chứng kiến cảnh đó, không ai là không rớt nước mắt, bà Trần Kim Liên bức xúc cho biết thêm.
Ông Nguyễn Đức Cảnh, Chánh VP UBND huyện Vĩnh Bảo khẳng định: “Không có văn bản nào UBND huyện giao cho BQL đền quản lý hoạt động thư pháp”. Khi đuổi ông Lý ra, ông Nguyễn Bá Đốc có viện vào lý do: Đây là chủ trương của UBND huyện về việc cấm bán hàng rong trong khu vực đền, và đánh đồng việc việc xin chữ và cho chữ cũng giống như việc bán hàng nên đuổi thầy trò ông Lý ra ngoài. Về việc này, UBND huyện không có một lí giải nào.
Thấy vậy, tôi vào can ngăn thì một một anh bảo vệ khác đấm một cái vào mặt bên phải của tôi. Thấy tôi bị đánh, ông Đốc cười phá lên sung sướng”.
Bà Nguyễn Thị Thủy, trú tại xã Lý Học cho biết: “Tôi thấy mấy ông bảo vệ giằng tập giấy của ông Lý đang chuẩn bị viết cho khách và chửi bới cụ ấy rất thậm tệ. Chúng tôi là người ít học mà còn kính trọng ông Lý. Rất nhiều người đến đền hỏi thăm ông Lý đều bị đuổi ra. Anh Sự trong tổ bảo vệ của đền chửi ông Lý và giật cái ảnh ông Lý chụp ảnh cùng đại tướng Võ Nguyên Giáp và ông Nguyễn Minh Triết.
Bức xúc trước việc làm trên, bà Bảy Mùa (một người dân ở xã Lý Học) đã cầm phần còn lại của ảnh, đi rêu rao: Đấy mọi người ơi. Mọi người xem đây này. Ông Lý, GĐ trung tâm thư pháp, viết chữ tặng người đây này. Chủ tịch nước mà còn bị đối xử như thế này. Những năm trước, ông Lý vào đền còn cho tiền ông Đốc thì ông Đốc cho viết chữ.
Khi được cho tiền, thì trên loa lúc nào cũng ra rả: Đến đền Trạng được xin chữ thư pháp của nhà thư pháp nổi tiếng Hải Phòng Lê Thiên Lý. Thế mà bây giờ lại như thế này. Chị Bảy Mùa đang cầm, anh Nguyễn Văn Kiều tới giật ảnh đại tướng Võ Nguyên Giáp và ông Triết, và vò tờ giấy nhàu nát. Một ông bảo vệ khác vào cướp tờ giấy in ảnh cho vào đốt”, bà Thủy nói.
“Thầy trò tôi ức quá, quyết tâm vào đền một lần nữa xem người ta ứng xử như thế nào. 10h30 ngày mùng 3 Tết, khi chúng tôi vào đền, trong khi thầy Lý đang đặt giấy, bút, mực, bảo vệ đến đạp cái bàn đá để đồ".
Không những vậy, anh Kiều bảo vệ còn di chân lên toàn bộ phần giấy rơi xuống. Cái đĩa đựng mực, anh ta cầm đập vỡ tan tành. Bút thì anh ấy bẻ ra. Anh ấy chửi ông Lý một thôi một hồi rồi lôi ông xệch xệch ra cổng. Những người chứng kiến cảnh đó, không ai là không rớt nước mắt, bà Trần Kim Liên bức xúc cho biết thêm.
Ông Nguyễn Đức Cảnh, Chánh VP UBND huyện Vĩnh Bảo khẳng định: “Không có văn bản nào UBND huyện giao cho BQL đền quản lý hoạt động thư pháp”. Khi đuổi ông Lý ra, ông Nguyễn Bá Đốc có viện vào lý do: Đây là chủ trương của UBND huyện về việc cấm bán hàng rong trong khu vực đền, và đánh đồng việc việc xin chữ và cho chữ cũng giống như việc bán hàng nên đuổi thầy trò ông Lý ra ngoài. Về việc này, UBND huyện không có một lí giải nào.
http://tuoitre.vn/ban-doc/594726/khi-cong-an-dung-nhuc-hinh.html#divSendComment
Chúc bạn những ngày cuối tuần vui vẻ!
Trả lờiXóaEm cảm ơn và cũng chúc anh cuối tuần vui vẻ ạ.
XóaChúc HN cuối tuần vui nhé!
Trả lờiXóaEm cũng chúc chị cuối tuần vui vẻ.
XóaCám ơn nhiều
Trả lờiXóaHN không hiểu ý anh.Xin nói rõ thêm ạ.
XóaAnh vừa mới định học thêm nghề "thư pháp", đọc bài báo "mới tinh tình tình" của Hồng Nga "tha về" đâm hoảng.Đến lại phải đi học nghề "buôn rau" vậy thôi...!
Trả lờiXóaThưa anh,anh cứ học thêm nghề,nhưng không về xã Lý (vô) học của Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm là được.
XóaAnh hãy múa thư pháp tại thị xã (à quên:thành phố) Hải Dương hoặc về Đền Mẫu Hưng Yên hoặc đền chính Đa Hòa (nơi thờ thánh Chử Đồng Tử),ở đó các cô gái yêu thư pháp chắc quý anh như mỳ chính cánh anh ạ.
Tôi có quen nhà thư pháp Hải Phòng Lê Thiên Lý.Ông Lý là người hiền lành và sâu sắc.Chữ thư pháp ông viết rất đẹp và được nhiều người yêu mến.Năm 2010,nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội,nhà thư pháp Lê Thiên Lý đã về CTCP Gốm Chu Đậu(Thái Tân, Nam Sách,Hải Dương)thiết kế và viết 1000 chữ long(Chữ Nho nhưng không chữ nào giống chữ nào) trên đĩa gốm men rạn có đường kính 1,2M.Nay sau khi chiếc đĩa hoàn thành,có một doanh nghiệp ở TP Hồ Chí Minh điện ra trả giá 600 triệu(thời điêm đầu năm 2010).Nói chung,ông Lý là người tài hoa,hiền lành.Thế mà ban quản lý của đền THÀY QUAN TRẠNG lại đối xử như một lũ xã hội đen.Thật không biết nói sao!
XóaANH NGÔI ơi,thời này thế đó anh ạ.
Trả lờiXóa"THỜI ĐÃ THẾ THẾ THỜI PHẢI THẾ"