Chiến tranh Biên giới 1979: Không thể quên lãng
Nhắc để dân ta nhớ, biết ơn và tôn vinh những chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh để bảo vệ biên cương tổ quốc, như chúng ta đã và sẽ vẫn tôn vinh bao nhiêu anh hùng liệt sĩ trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Không thể quên lãng.
LTS:Nhân kỷ niệm 35 năm ngày mở đầu Chiến tranh biên giới phía Bắc 17/2/
1979, Tuần Việt Nam ghi nhận ý kiến của các học giả, tướng lĩnh quân đội, nhân chứng… về nguyên nhân, diễn biến quanh cuộc chiến và bài học rút ra cho mối quan hệ Việt – Trung trong hiện tại.
Tưởng niệm cuộc chiến 1979: Không có gì nhạy cảm
(Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên viện trưởng Viện chiến lược, Bộ công an).
- Sau 35 năm nhìn lại cuộc chiến tranh biên giới (CTBG) phía Bắc năm 1979, theo ông, chúng ta cần vạch ra rõ ràng, dứt khoát về bản chất và vị trí của cuộc chiến này trong lịch sử như thế nào?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Đây là một cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc VN. Về bản chất, nó không khác gì các cuộc kháng chiến oanh liệt trong lịch sử như Ngô Quyền chống quân Tống, nhà Trần chiến thắng quân Nguyên, nhà Lê tiêu diệt quân Minh, và Quang Trung Nguyễn Huệ đánh thắng nhà Thanh.
Làm một phép so sánh thế này, năm 1788 đầu 1789, trong vòng 10 ngày, Quang Trung Nguyễn Huệ đã hành quân thần tốc để giải phóng và tiêu diệt 29 vạn quân Thanh vào ngày mồng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu 1789. Hàng năm ta vẫn kỷ niệm sự kiện này trong lễ hội Gò Đống Đa.
Thiếu tướng Lê Văn Cương. Ảnh: Nguyễn Khánh/TTO
|
Còn cuộc kháng chiến năm 1979, với khoảng thời gian hơn 17 ngày (tính từ 17/2 khi TQ tràn qua biên giới VN đến 5/3/1979 khi TQ bắt đầu rút quân – PV), ta đã đuổi được 60 vạn quân TQ ra khỏi bờ cõi. Một cuộc kháng chiến chống xâm lược như vậy rất oanh liệt, vĩ đại chứ.
-Thế nhưng, nếu như chiến thắng của Quang Trung Nguyễn Huệ đã được ghi lại đậm nét, được tưởng nhớ hàng năm, thì cuộc kháng chiến 1979 đến nay dường như vẫn vắng bóng trong lịch sử VN?
Trong hơn 20 năm nay, có lẽ từ khi bình thường hóa quan hệ Việt Trung năm 1991, chúng ta không tổ chức kỷ niệm, hệ thống truyền thông không đưa tin sự kiện CTBG tháng 2/1979, ngay cả trong những năm kỷ niệm chẵn như 1989, 1994, 1999, 2004, 2009.
Hệ thống giáo trình chuẩn quốc gia các cấp học phổ thông, trung học, đại học và sau đại học đều không đưa cuộc kháng chiến này vào. Thế hệ trẻ không biết gì về cuộc chiến này.
Theo tôi, không có gì nhạy cảm ở đây, khi tưởng niệm một chiến công oanh liệt đến thế của dân tộc. Nó hoàn toàn khác và không liên quan gì đến kích động chủ nghĩa dân tộc cả.
Nước nào trên thế giới cũng tổ chức những ngày kỷ niệm tương tự như vậy. Nhật Bản và Mỹ hiện là đồng minh chặt chẽ. Nhưng chẳng hạn với sự kiện Trân Châu Cảng 7/12/1941, hàng năm nước Mỹ vẫn kỷ niệm và thế hệ sau vẫn hiểu rất sâu sắc thảm họa. Còn thanh niên Nhật vẫn tỏ tường tội ác của Mỹ khi ném 2 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Nước Nhật ghi rõ sự kiện này trong SGK và cũng tưởng niệm hàng năm.
Ở châu Âu, thanh niên Anh, Pháp… vẫn hiểu tường tận tội ác của phát-xít Đức giai đoạn 1940-1945. Tất cả hệ thống sách giáo khoa sử của Mỹ, Nhật, Anh… đều có những trang đen tối như vậy cả, trong khi hiện họ là đồng minh của nhau.
Đối với VN, việc kỷ niệm những sự kiện như chiến thắng Ngọc Hồi, Đống Đa, chiến thắng Điện Biên Phủ, thống nhất đất nước 1975, CTBG 1979… chính là để các thế hệ hiện tại khắc cốt ghi tâm, tưởng nhớ đến những người đã chiến đấu bảo vệ đất thiêng. Và cũng là để hun đúc cho họ ý chí quật cường yêu nước.
-Vậy chúng ta cần có hành động gì để trả lại vị trí xứng đáng cho cuộc chiến chống xâm lược 1979, và ghi tạc công lao của những người đã ngã xuống vì đất nước?
Có một số việc cần làm:
Đưa sự kiện này vào thành chương/ phần trong giáo trình chuẩn quốc gia tại các cấp học, giống như đã làm với các cuộc kháng chiến khác. Muộn còn hơn không, tôi đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần biên soạn một chương riêng về cuộc chiến, đưa vào hệ thống giáo trình chuẩn quốc gia (phổ thông, đại học, và sau đại học…).
Tổ chức kỷ niệm trang trọng chiến thắng oanh liệt này. Rà soát tổng kiểm kê lại những người có công trong cuộc kháng chiến.
Lên tiếng để thế giới hiểu
-Từ những nghiên cứu của bản thân, xin ông cho biết dư luận thế giới nhìn nhận thế nào về bản chất cuộc chiến 1979, và về TQ trong cuộc chiến tranh này?
Cuộc xâm lược của 60 vạn quân TQ trên toàn tuyến biên giới VN có bằng chứng rõ ràng, được ghi âm, ghi hình, cả thế giới biết và hầu hết đều có cái nhìn thống nhất đó là cuộc chiến tranh xâm lược VN.
Cuộc xâm lược 1979 đã khiến thế giới hiểu rõ bản chất của TQ. Nó khiến họ mất uy tín quốc tế, bộc lộ bản chất bành trướng Đại Hán, bản chất nói một đằng làm một nẻo, không hề chứng tỏ chủ trương “phát triển hòa bình” của TQ khi đó.
Trong khi hơn 20 năm nay chúng ta không tổ chức kỷ niệm CTBG 1979 thì bạn bè tôi đã tập hợp được ở TQ vào những năm kỷ niệm chẵn, họ làm rất rầm rộ. Có hàng 500 – 700 bài báo với tiêu đề kiểu “Chiến công oanh liệt của Quân Giải phóng Nhân dân TQ phản công quân VN xâm lược”, “Quân xâm lược VN đã phải trả bài học đắt giá”, v.v… Một sự xuyên tạc, đổi trắng thay đen.
Còn chúng ta? “Gieo cái gì thì gặt cái đó”, khi chính VN im lặng về một cuộc chiến chính nghĩa như vậy, thì thế giới làm sao bày tỏ sự ủng hộ?
-Qua sự kiện CTBG 1979, theo ông có bài học quan trọng nào chúng ta cần rút ra?
Qua cuộc chiến tranh này, chúng ta phải nhận thức được bản chất của lãnh đạo TQ. Về bản thân người dân TQ, tôi nghĩ về cơ bản là hòa hiếu, muốn giao hảo, hữu nghị với VN.
Là một nước láng giềng chung đường biên giới 1.450 km với chúng ta, không thể không hiểu họ.
Với tập đoàn lãnh đạo TQ vào thời kỳ 1979 và ít ra trong khoảng 10 năm sau đó, toàn bộ hệ thống lý luận Mác - Lê nin không có điểm nào biện minh cho việc lãnh đạo nước này xâm lược VN – một quốc gia trong hệ thống XHCN cả.
Qua cách xâm lược đó, tập đoàn lãnh đạo TQ cho thấy họ là ai? Họ theo Chủ nghĩa Mác hay theo Chủ nghĩa bá quyền nước lớn?
Quan hệ 16 chữ vàng hay cái gì đi nữa cũng sẽ chỉ là “ứng vạn biến”. Còn cái “dĩ bất biến” luôn phải là độc lập, chủ quyền của Tổ quốc. Không được mơ hồ lấy cái “ứng vạn biến” để thay “dĩ bất biến”.
-Có một thực tế mà chúng ta đều hiểu, VN là một nước nhỏ ở bên cạnh một nước lớn như TQ, vậy chúng ta cần một triết lý ứng xử thế nào cho phù hợp?
Đây là một bài toán khó với hầu hết các nước trong tình trạng tương tự. Chẳng hạn Canada, Mexico… khi ở cạnh Mỹ, hay các nước nhỏ xung quanh Nga. Tất nhiên mức độ không như ta ở cạnh TQ.
Trong trường hợp này, tôi thấy có thể dẫn ra 1 câu nói của ông Lý Quang Diệu, mà tôi coi như một trong những câu hay nhất thế kỷ. Đại ý rằng thời nào cũng thế, cá lớn nuốt cá bé. Vì thế Singapore phải biến thành một con cá bé độc, để không ai dám ăn, ăn là chết.
Đó cũng là một gợi ý tốt cho VN. Nhưng làm như thế nào, câu trả lời thuộc về những nhà lãnh đạo!
Mỹ Hòa
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình. Ảnh tư liệu
|
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình:
Sòng phẳng với lịch sử không phải kích động hận thù
Chiến tranh biên giới phía Bắc là một câu chuyện buồn trong lịch sử, một câu chuyện buồn trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Dẫu vậy, nó vẫn là lịch sử.
Và đã là lịch sử thì phải nhìn nhận nó với sự thật đầy đủ. Sẽ không thể không nhắc đến ngày 17.2.1979, ngày mà cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc đã nổ ra; ngày mà hàng ngàn con em chúng ta đã hy sinh để bảo vệ biên cương của Tổ quốc. Nhắc để dân ta nhớ, biết ơn và tôn vinh những chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh để bảo vệ biên cương tổ quốc, như chúng ta đã và sẽ vẫn tôn vinh bao nhiêu anh hùng liệt sĩ trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Không những dân ta cần hiểu, mà nhân dân Trung Quốc cũng như nhân dân các nước cũng phải hiểu đúng: đâu là sự thật, đâu là lẽ phải và coi đó là bài học. Không thể quên lãng nó.
Nhiều người dân Trung Quốc đã hiểu sai cơ bản về cuộc chiến tranh biên giới đó. Nhưng tính chính nghĩa của Việt Nam trong cuộc chiến đó là sự thật không thể chối cãi. Có thể nào nghĩ rằng Việt Nam vừa ra khỏi cuộc chiến tranh vô cùng ác liệt kéo dài 30 năm, đang tập trung hàn gắn vết thương chiến tranh và đứng trước vô vàn khó khăn lại có thể khiêu khích Trung Quốc, một nước lớn, một nước XHCN đã ủng hộ và giúp đỡ mình trong cuộc chiến tranh cứu nước vừa qua? Thực tế là quân dân Việt Nam khi đó đã phải chống lại một cuộc chiến tranh biên giới to lớn để bảo vệ biên cương tổ quốc.
Làm việc với đại diện Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đồng tình với đề xuất của GS Phan Huy Lê rằng phải đưa mạnh dạn, đầy đủ hơn nữa những tài liệu về Hoàng Sa, Trường Sa đã được kiểm chứng vào sách giáo khoa để giáo dục thế hệ trẻ.
Theo tôi, không chỉ đưa vào sách giáo khoa những sự thật lịch sử về Hoàng Sa, Trường Sa mà ngay cả cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc cũng cần được nhắc đến đầy đủ. Con em chúng ta cần biết và có quyền biết lịch sử, biết những gì mà ông cha đã làm, để tự hào và tiếp nối truyền thống . Tôi muốn nhấn mạnh rằng: ta tôn trọng lịch sử, sòng phẳng với lịch sử không có nghĩa là chúng ta kích động hận thù. Chúng ta biết sự thật, để hiểu đâu là lẽ phải và để rút ra bài học cho các mối quan hệ quốc tế trong bối cảnh phức tạp ngày nay.
Tôi ủng hộ con đường ngoại giao khôn ngoan, mềm mỏng, tôn trọng các nguyên tắc quốc tế. Kinh nghiệm trong đấu tranh, né tránh hay im lặng đều không có lợi, vì như vậy chúng ta không làm rõ được sự thật, phải trái, đúng sai, có khi còn khuyến khích đối phương, khiến họ cho rằng ta yếu thế và ngày càng lấn tới. Tuy nhiên không bình tĩnh cân nhắc trong ứng xử cũng sẽ khiến cho tình hình thêm phức tạp, không có lợi cho sự nghiệp.
Vậy bài học rút ra từ quá khứ mất mát của chúng ta là gì đây? Việt Nam là một dân tộc hòa hiếu. Xưa đến nay, ta rất chú trọng xây dựng quan hệ láng giềng tốt với Trung Quốc dù trong lịch sử hai nước đã có bao lần xung đột. Trong tình hình hiện nay, chúng ta cần một môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước và cần những bạn bè tốt để hợp tác nên Việt Nam càng coi trọng quan hệ hữu nghị với Trung Quốc – một nước lớn đang có những bước phát triển thần kỳ.
Nhưng như bất cứ dân tộc nào, chủ quyền quốc gia đối với Việt Nam là thiêng liêng và chúng ta sẽ kiên quyết bảo vệ bằng mọi giá, đồng thời chúng ta chủ trương mọi tranh chấp lãnh thổ được giải quyết bằng phương pháp hòa bình, có sự tôn trọng lẫn nhau.
Trong đấu tranh, chúng ta đã làm đúng theo lời dạy của Bác Hồ: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, luôn giữ vững lập trường nguyên tắc độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, nhưng vẫn linh hoạt, mềm dẻo trong sách lược.
Tôi tin vào sức mạnh của chính nghĩa, của lẽ phải, tin vào sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân và tin ở sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân thế giới. Ta cần hành động theo tinh thần đó. Nhưng tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng sẽ khó để bảo vệ chủ quyền nếu đất nước không có nội lực, không có nền tảng vững chắc về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng với đoàn kết dân tộc mạnh mẽ. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất mà chúng ta cần phấn đấu.
Lan Hương(ghi)
Bệnh viện huyện Trùng Khánh, Cao Bằng bị quân Trung Quốc tàn phá tháng 2.1979 - Ảnh: Tư liệu
|
(Trung tướng Khuất Duy Tiến, nguyên Cục trưởng Cục Quân lực Bộ Tổng tham mưu (Bộ Quốc phòng), Tư lệnh Quân đoàn 3):
Thiếu quân chủ lực vẫn đánh thắng
Khi Trung Quốc tràn sang (với vũ khí hiện đại như xe tăng, máy bay), ta chỉ có Sư 3 Sao Vàng là chủ lực, còn lại là dân quân… Thời điểm đó quân chủ lực đang chiến đấu ở Campuchia. Trung Quốc nghĩ rằng ta không có quân chủ lực thì có thể sẽ đánh nhanh, thắng nhanh. Song, tinh thần chiến đấu ý thức giữ vững độc lập chủ quyền của người dân Việt Nam rất cao, nên đã chặn đứng quân Trung Quốc ở biên giới. Chỉ là dân quân địa phương mà đánh như vậy, khi gặp lực lượng chủ lực thì sao?
Cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 đã dạy chúng ta rằng, phải giữ lấy chủ quyền dân tộc, quốc gia nhưng phải tỉnh táo, khéo léo chớ gây ra chiến tranh. Tôi nghĩ rằng, trong năm nay hoặc sang năm phải có cuộc hội thảo xác định rõ cuộc tấn công của Trung Quốc năm 1979 là xâm lược Việt Nam, những chiến sĩ, người dân đã hy sinh trong chiến đấu để bảo vệ tổ quốc trong cuộc chiến này phải được công nhận là anh hùng, liệt sỹ. Dân tộc Việt Nam là dân tộc đời đời, bất di bất dịch nguyên tắc giữ vững toàn vẹn lãnh thổ. Đó là bài học mà từ già đến trẻ đều phải nhớ. Dân tộc độc lập thì mới tạo dựng được cuộc sống như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói là không gì quý hơn độc lập tự do. Để giữ được điều đó, về đối nội phải giáo dục cho người dân lòng yêu nước, luôn xây dựng đất nước như mục tiêu chúng ta đã đưa ra xây dựng đất nước dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ văn minh. Về đối ngoại thì thật khôn khéo, tỉnh táo, “lưỡi gươm thật sắc, nhưng bao giờ cũng phải sẵn sàng”. Làm sao cho thế giới hiểu, và đồng tình, giúp đỡ chúng ta. Làm sao cho họ thấy chúng ta là tấm gương độc lập tự do dân chủ, yêu chuộng hòa bình, xây dựng đất nước ngày càng phát triển.
H.Vũ(ghi)
Bộ đội Việt Nam đánh trả quân Trung Quốc xâm lược tại Lạng Sơn năm 1979. Ảnh tư liệu
|
Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy:
Trung Quốc phải thừa nhận
Việc xảy ra cuộc chiến tranh biên giới 17/2/1979 do Tung Quốc phát động, nguyên nhân chủ yếu là do phía Trung Quốc. Họ xứng đáng nhận sự lên án mạnh mẽ. Bởi vì dù cho có bất đồng quan hệ hai nước, TQ không thể mang quân đi đánh một nước láng giềng, từng là đồng minh của Trung Quốc, với một câu nói của Đặng Tiểu Bình là “dạy cho Việt Nam một bài học”.
Suốt 35 năm qua, Trung Quốc không lúc nào ngừng tuyên truyền trong nội bộ họ về cuộc chiến tranh biên giới. Các bài báo, các tác phẩm văn học, các tác phẩm điện ảnh… đều nêu lên một điều là họ đã thắng lớn trong cuộc chiến đó.
Nhưng riêng năm nay, đúng ngày 4.1.2014, mạng Nhân dân Trung Quốc lần đầu tiên đăng một bài viết “Cuộc đánh trả tự vệ thảm liệt năm 1979: Quân đội Trung – Việt trong 19 ngày đều bị tổn thất và thương vong 5 nghìn người”. Sau đó bài này được mạng Phượng Hoàng đăng lại. Tức là lần đầu tiên Trung Quốc thừa nhận rằng trong cuộc chiến tranh cách đây 35 năm trong 20 ngày đầu tiên tổn thất về người của cả hai bên là như nhau, khác hoàn toàn với quan điểm trước đó là Trung Quốc đã thắng cuộc chiến tranh đó.
Như vậy, đấy là sự thực mà trước đây họ che giấu nhân dân Trung Quốc, và họ cuối cùng phải thừa nhận rằng đây là cuộc chiến tranh rất đẫm máu.
H. Phan(ghi)
Đạo diễn Trần Văn Thủy:
Luận về cuộc chiến, cần sự ngay thẳng
Năm 1978, trở về từ Liên Xô sau khóa học về đạo diễn, ông Trần Văn Thủy được giao làm phim về cuộc chiến tranh biên giới. Bộ phim có tên Phản Bội, được giải Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam 1986. Ông chia sẻ:
Từ khoảng tháng 3/1978, đã bắt đầu có những dấu hiệu bất đồng. Linh tính mách bảo tôi: chiến tranh sẽ xảy ra, thời điểm đó có những vấn đề khác nổi lên như “nạn kiều”, Bắc Luân.. Tất cả các nhà làm phim tài liệu trong Nam ngoài Bắc đều được đưa lên vùng biên giới.
Tình hình xấu đi rất nhanh và cuộc chiến đã xảy ra. Tôi được phân công làm bộ phim tài liệu rất dài, gần 3 tiếng, dài nhất trong lịch sử phim tài liệu Việt Nam, sau này được đặt tên là Phản Bội.
Nỗi mất mát đau đớn của đồng bào 6 tỉnh phía bắc… Với số đông người Việt Nam, họ sững sờ và kinh hoàng không thể tưởng tượng được. Từ Lào Cai sang Cao Bằng, Lạng Sơn… chúng tôi đã chứng kiến và lắng nghe những câu chuyện vô cùng đau đớn. Luận bàn về cuộc chiến này cần nhiều giấy mực, thời gian và cả sự ngay thẳng.
Tính từ thời điểm đó đến nay đã mấy chục năm, nhưng vết đau ấy vẫn không thể xóa. Nếu ngày hôm nay, vì bất cứ lý do gì, mà ta lãng quên đi những con người đã ngã xuống trong một cuộc chiến cực kỳ vô lý và tàn bạo ấy, sẽ là một tội lỗi vô cùng lớn. Tôi đã nói điều này trong cuốn Chuyện nghề của Thủy.
Bộ phim Phản bội khi đó được đón nhận hào hứng. Vào thời điểm đó, nó phù hợp với thái độ của người dân Việt Nam về chuyện chủ quyền đất nước, và sự phẫn nộ với cuộc chiến tàn bạo. Người xem bất ngờ và đồng tình về sự hấp dẫn, độ chính xác về lịch sử và những vấn đề đặt ra. Có thể nói trong tất cả những bộ phim của tôi chưa từng làm có sự đồng thuận của tất cả mọi người, mọi cấp như thế. Bộ phim đã được chiếu rất nhiều lần, ở nhiều nơi, được nhận giải vàng Liên hoan phim Việt Nam 1980.
H. Hường(ghi)
Mời độc giả ghé thăm và tham gia ý kiến cho Fanpage của Tuần Việt Nam.
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/161648/chien-tranh-bien-gioi-1979--khong-the-quen-lang.html
***
***
Gió lạnh buồng đào
Có một bó hoa cúc vàng rực rỡ được đặt lên kệ thờ trong nhà bà giáo về hưu Lê Thị Luyến ở Tiến Thịnh, Tam Nông, Phú Thọ vào ngày 14.2.2014. Đó không phải là những đóa hoa Valentine. Chỉ là từ 35 năm nay, vào mỗi tháng 2, bà lại đặt lên ban thờ chồng một lọ hoa cúc vàng.
Duyên hảo cầu sao bỗng dở dangLúc đó là 11h30 phút trưa 17.2.1979, sau một buổi sáng lên lớp với “sự bồn chồn như là linh tính”, cô giáo Luyến, trở về căn lán nhỏ trong khu tập thể giáo viên ở Tân Lập, Phú Thọ. Phòng tranh, vách nứa vọc vạch. Và bản tin chiến sự trên Đài tiếng nói Việt Nam từ bên phòng hiệu trưởng vọng sang. Bắt đầu bằng cái tin “như thanh gươm đâm suốt qua tim”: Trung úy Phạm Văn Vụ, đồn phó đồn 131, Công an vũ trang Mường Khương đã anh dũng hy sinh.
Cô giáo Luyến, năm đó mới 23, chỉ nhìn thấy lờ mờ trước mắt khuôn mặt âu lo hốt hoảng của những người đồng nghiệp vừa ùa sang. Ai cũng nói có thể có sự nhầm lẫn. Nhưng đó là linh cảm. Nhưng cô biết đó là sự thật. Cô ngất lịm trong tay bạn bè đồng nghiệp.
Nỗi đau của người vợ trẻ không có câu chữ nào có thể mô tả nổi.
35 năm sau, ký ức buổi trưa và bản tin sét đánh hôm ấy vẫn tràn trụa trong những hàng nước mắt người già. Những hàng nước mắt mờ đục bởi thời gian và đau thương mà có lẽ 35 hay bao nhiêu năm cũng không thể gắn hàn.
Họ yêu nhau 4 năm sau một lần anh về phép. Hòm thư của anh ấy đến giờ cô vẫn nhớ: Hòm thư 8268 Hoàng Liên Sơn. Năm đó, anh mới 27, còn cô vừa 23.
Bữa cưới nhau ngồi chờ bên bến đò Hưng Hóa, ai cũng nói họ đẹp đôi nhất vùng.
Bữa cưới nhau, lễ cưới của một cô giáo hậu phương với anh bộ đội nơi tuyến đầu biên giới, ai chúc cũng nói đến “trăm năm hạnh phúc”.
Bữa cưới nhau, họ như hai đứa trẻ, thẹn thùng trong tấm chăn hoa cà bông đỏ.
Chưa tới 10 hôm thì anh nhận điện trở về đơn vị. Cô còn nhớ như in rằng: Người cha, khi ấy còn động viên con lên đơn vị càng nhanh càng tốt. Và hàng chục năm sau vẫn băn khoăn về lời động viên ấy, dù với ông, đã là lính thì không thể có sự lựa chọn nào khác. Đã là người tính thì không thể để tình riêng xen lẫn vào việc công.
Hôm chia tay, anh chở cô trên chiếc xe đạp, 60km, đưa cô lên trường ở Tân Lập, nắm tay cô bảo rằng: Khi nào anh về phép sẽ từ đơn vị về thẳng trường đón em. Anh còn nói mình có con, trai sẽ tên là Việt, gái sẽ gọi là Phương.
Thế rồi, anh ra đi và không bao giờ trở về nữa.
Anh bắn đến viên đạn cuối cùng. Và khi anh dũng hy sinh, trên tay vẫn còn một quả lựu đạn chưa kịp mở chốt. Cô không quên. Đó là Tả Ngải Chồ. Là Mường Khương. Là Lào Cai. Và là một đâu đó trên mảnh đất Việt.
Cuộc chiến nào thì đau thương nhất vẫn chỉ là những người phụ nữ. Những bà mẹ mất con. Những người vợ mất chồng. Cô giáo Luyến có chưa tới 10 ngày hạnh phúc để đau khổ suốt 10 năm sau đó.
“Gió lạnh buồng đào, rơi cầm nẩy sắt.
Sương pha cung đỏ, hoen phấn mờ gương”.
Phải chăng là Ngọc Hân công chúa đã một lần nói hộ nỗi lòng những người phụ nữ mất chồng đêm đêm xoạt xoạt trở mình tự hỏi “Miền Cực Lạc xe mây vùn vụt, duyên hảo cầu sao bỗng dở dang ?”.
“Có lẽ cô quá yêu chú. Cô quá nặng tình”-Cô giáo, giờ phải gọi là bà, giấu khuôn mặt trong tay áo.
10 năm sau đó, không đêm nào cô không nhớ tới người chồng.
Cô lao vào công việc, đi giáo viên màng lưới khắp những vùng xa khó nhất. 10 năm không còn một người đàn ông nào khác trong mắt người vợ mất chồng. 10 năm, cô nhận nuôi thằng út của chị gái, thằng Nghĩa Tồ, để anh rể, một người lính khác, yên tâm cầm súng ở Yên Minh, Hà Giang.
Nỗi cô đơn 35 năm10 năm yên phận thờ chồng, mãi đến năm 1989, khi thằng Nghĩa Tồ đủ lớn khôn để quyết trở về với mẹ, cô giáo Luyến, một lần nữa khóc hết nước mắt trước nỗi cô đơn, “tứ phía chỉ toàn tường là tường, chăn đắp thế nào cũng thấy lạnh lưng”.
“Giống như y là định mệnh”- cô giáo Luyến thoáng như là thở dài. Trước hôm cưới, trên mu bàn tay người yêu có một vết thương nhỏ. Cô lấy nước muối rửa cho anh hỏi rằng bị sao. Anh mỉm cười hỏi lại “Nếu anh bị thương cụt chân cụt tay thì em còn yêu thương anh nữa không”. Cô bây giờ không trả lời, đưa tay lên bịt miệng anh.
Run rủi thế nào đó, sau 10 năm thờ chồng, cô mới lại tìm thấy sự thông cảm. Và nói thế nào nhỉ. Người chồng mới Trần Xuân Lập, khi ấy là một thương binh hạng ¼ (hạng nặng nhất) với đôi chân bị liệt hoàn toàn, cũng trên biên giới phía Bắc, cũng trong cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc vĩ đại của dân tộc.
Bữa chúng tôi ghé thăm, chú Lập không có nhà. Vết thương chiến tranh từ năm 1981 và cuộc sống gần như bất động trên xe lăn đã sinh ra biết bao nhiêu căn bệnh, khiến người anh hùng ngày đó giờ sống gần như cả năm trên Khu điều dưỡng thương binh cách xa nhà không chỉ là khoảng cách vài chục cây số. 2 người có với nhau một con gái, đặt tên Phương (!!!) và đương đi học xa nhà.
Cô quạnh quá. Cô giáo Luyến ngồi tách những hạt ngô đỏ bầm như máu, mắt nhìn ra xa xăm trong căn nhà trống huơ trống hoách. Giờ có những nỗi lo khác. Lo con gái sẽ lấy chồng xa quê. “Nó đã có bạn trai ở tận trong Thanh Hóa”. Lo không xin được việc cho con gần nhà. Nỗi lo của một người phụ nữ đã cả đời cô đơn.
Liệu có ở nơi đâu trên trái đất này có những người phụ nữ mòn mỏi trong chờ đợi. Đợi tin người một cha chiến sĩ; Một người chồng liệt sĩ hy sinh trong ngày 17.2.1979; Một người chồng là thương binh mặt trận Hà Tuyên; Người em, có giấy báo đỗ đại học Tổng hợp văn, xin gác bút lên đường ra biên giới. Và một đứa em nữa trở về từ mặt trận Vị Xuyên năm 1988 sau khi đã gửi lại mảnh đất địa đầu một quả thận và một con mắt.
Chiến tranh. Phải. Chiến tranh là gì, ở đâu đó. Chính chiến tranh, chứ không phải số phận, đã khiến vô số những người phụ nữ Việt Nam sống cả cuộc đời trong mất mát, trong nỗi khắc khoải của sự cô đơn.
Duyên hảo cầu sao bỗng dở dangLúc đó là 11h30 phút trưa 17.2.1979, sau một buổi sáng lên lớp với “sự bồn chồn như là linh tính”, cô giáo Luyến, trở về căn lán nhỏ trong khu tập thể giáo viên ở Tân Lập, Phú Thọ. Phòng tranh, vách nứa vọc vạch. Và bản tin chiến sự trên Đài tiếng nói Việt Nam từ bên phòng hiệu trưởng vọng sang. Bắt đầu bằng cái tin “như thanh gươm đâm suốt qua tim”: Trung úy Phạm Văn Vụ, đồn phó đồn 131, Công an vũ trang Mường Khương đã anh dũng hy sinh.
Cô giáo Luyến, năm đó mới 23, chỉ nhìn thấy lờ mờ trước mắt khuôn mặt âu lo hốt hoảng của những người đồng nghiệp vừa ùa sang. Ai cũng nói có thể có sự nhầm lẫn. Nhưng đó là linh cảm. Nhưng cô biết đó là sự thật. Cô ngất lịm trong tay bạn bè đồng nghiệp.
Nỗi đau của người vợ trẻ không có câu chữ nào có thể mô tả nổi.
35 năm sau, ký ức buổi trưa và bản tin sét đánh hôm ấy vẫn tràn trụa trong những hàng nước mắt người già. Những hàng nước mắt mờ đục bởi thời gian và đau thương mà có lẽ 35 hay bao nhiêu năm cũng không thể gắn hàn.
Họ yêu nhau 4 năm sau một lần anh về phép. Hòm thư của anh ấy đến giờ cô vẫn nhớ: Hòm thư 8268 Hoàng Liên Sơn. Năm đó, anh mới 27, còn cô vừa 23.
Bữa cưới nhau ngồi chờ bên bến đò Hưng Hóa, ai cũng nói họ đẹp đôi nhất vùng.
Bữa cưới nhau, lễ cưới của một cô giáo hậu phương với anh bộ đội nơi tuyến đầu biên giới, ai chúc cũng nói đến “trăm năm hạnh phúc”.
Bữa cưới nhau, họ như hai đứa trẻ, thẹn thùng trong tấm chăn hoa cà bông đỏ.
Chưa tới 10 hôm thì anh nhận điện trở về đơn vị. Cô còn nhớ như in rằng: Người cha, khi ấy còn động viên con lên đơn vị càng nhanh càng tốt. Và hàng chục năm sau vẫn băn khoăn về lời động viên ấy, dù với ông, đã là lính thì không thể có sự lựa chọn nào khác. Đã là người tính thì không thể để tình riêng xen lẫn vào việc công.
Hôm chia tay, anh chở cô trên chiếc xe đạp, 60km, đưa cô lên trường ở Tân Lập, nắm tay cô bảo rằng: Khi nào anh về phép sẽ từ đơn vị về thẳng trường đón em. Anh còn nói mình có con, trai sẽ tên là Việt, gái sẽ gọi là Phương.
Thế rồi, anh ra đi và không bao giờ trở về nữa.
Anh bắn đến viên đạn cuối cùng. Và khi anh dũng hy sinh, trên tay vẫn còn một quả lựu đạn chưa kịp mở chốt. Cô không quên. Đó là Tả Ngải Chồ. Là Mường Khương. Là Lào Cai. Và là một đâu đó trên mảnh đất Việt.
Cuộc chiến nào thì đau thương nhất vẫn chỉ là những người phụ nữ. Những bà mẹ mất con. Những người vợ mất chồng. Cô giáo Luyến có chưa tới 10 ngày hạnh phúc để đau khổ suốt 10 năm sau đó.
“Gió lạnh buồng đào, rơi cầm nẩy sắt.
Sương pha cung đỏ, hoen phấn mờ gương”.
Phải chăng là Ngọc Hân công chúa đã một lần nói hộ nỗi lòng những người phụ nữ mất chồng đêm đêm xoạt xoạt trở mình tự hỏi “Miền Cực Lạc xe mây vùn vụt, duyên hảo cầu sao bỗng dở dang ?”.
“Có lẽ cô quá yêu chú. Cô quá nặng tình”-Cô giáo, giờ phải gọi là bà, giấu khuôn mặt trong tay áo.
10 năm sau đó, không đêm nào cô không nhớ tới người chồng.
Cô lao vào công việc, đi giáo viên màng lưới khắp những vùng xa khó nhất. 10 năm không còn một người đàn ông nào khác trong mắt người vợ mất chồng. 10 năm, cô nhận nuôi thằng út của chị gái, thằng Nghĩa Tồ, để anh rể, một người lính khác, yên tâm cầm súng ở Yên Minh, Hà Giang.
Nỗi cô đơn 35 năm10 năm yên phận thờ chồng, mãi đến năm 1989, khi thằng Nghĩa Tồ đủ lớn khôn để quyết trở về với mẹ, cô giáo Luyến, một lần nữa khóc hết nước mắt trước nỗi cô đơn, “tứ phía chỉ toàn tường là tường, chăn đắp thế nào cũng thấy lạnh lưng”.
“Giống như y là định mệnh”- cô giáo Luyến thoáng như là thở dài. Trước hôm cưới, trên mu bàn tay người yêu có một vết thương nhỏ. Cô lấy nước muối rửa cho anh hỏi rằng bị sao. Anh mỉm cười hỏi lại “Nếu anh bị thương cụt chân cụt tay thì em còn yêu thương anh nữa không”. Cô bây giờ không trả lời, đưa tay lên bịt miệng anh.
Run rủi thế nào đó, sau 10 năm thờ chồng, cô mới lại tìm thấy sự thông cảm. Và nói thế nào nhỉ. Người chồng mới Trần Xuân Lập, khi ấy là một thương binh hạng ¼ (hạng nặng nhất) với đôi chân bị liệt hoàn toàn, cũng trên biên giới phía Bắc, cũng trong cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc vĩ đại của dân tộc.
Bữa chúng tôi ghé thăm, chú Lập không có nhà. Vết thương chiến tranh từ năm 1981 và cuộc sống gần như bất động trên xe lăn đã sinh ra biết bao nhiêu căn bệnh, khiến người anh hùng ngày đó giờ sống gần như cả năm trên Khu điều dưỡng thương binh cách xa nhà không chỉ là khoảng cách vài chục cây số. 2 người có với nhau một con gái, đặt tên Phương (!!!) và đương đi học xa nhà.
Cô quạnh quá. Cô giáo Luyến ngồi tách những hạt ngô đỏ bầm như máu, mắt nhìn ra xa xăm trong căn nhà trống huơ trống hoách. Giờ có những nỗi lo khác. Lo con gái sẽ lấy chồng xa quê. “Nó đã có bạn trai ở tận trong Thanh Hóa”. Lo không xin được việc cho con gần nhà. Nỗi lo của một người phụ nữ đã cả đời cô đơn.
Liệu có ở nơi đâu trên trái đất này có những người phụ nữ mòn mỏi trong chờ đợi. Đợi tin người một cha chiến sĩ; Một người chồng liệt sĩ hy sinh trong ngày 17.2.1979; Một người chồng là thương binh mặt trận Hà Tuyên; Người em, có giấy báo đỗ đại học Tổng hợp văn, xin gác bút lên đường ra biên giới. Và một đứa em nữa trở về từ mặt trận Vị Xuyên năm 1988 sau khi đã gửi lại mảnh đất địa đầu một quả thận và một con mắt.
Chiến tranh. Phải. Chiến tranh là gì, ở đâu đó. Chính chiến tranh, chứ không phải số phận, đã khiến vô số những người phụ nữ Việt Nam sống cả cuộc đời trong mất mát, trong nỗi khắc khoải của sự cô đơn.
*****
Chiến tranh có thể là sự ác liệt nhưng hào hùng với đạn rơi máu đổ của những chiến binh chốn sa trường. Chiến tranh, cô đơn và mất mát ngay trong cái dáng ngồi dựa cửa của người thiếu phụ chờ chồng. Chiến tranh, cũng có thể là sự ngơ ngác của một người dân thời bình bỗng một ngày trở thành phế nhân. Và chiến tranh, chẳng có gì quá lời khi nói đó là cảm giác hào hùng và tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh đã có sẵn trong dòng máu Lạc Việt từ cả ngàn năm nay.
Những Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống ĐaCó một nhạc sĩ, đã 35 năm qua, vẫn nhớ như in cái cảm giác hào hùng năm ấy. Ông là Phạm Tuyên, tác giả của “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới”.
Năm 1979, nhạc sĩ Phạm Tuyên đang phụ trách âm nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam. Không khí biên giới hồi đó đã rất căng thẳng- ông nhớ lại- Đụng độ từ trước đó mấy năm. Trước đó, ông đã đi thực tế để viết bài hát “Chúng tôi là đồng đội của Lê Đinh Chinh”, nói về tấm gương hy sinh của người liệt sĩ đầu tiên ngã xuống trên biên giới phía Bắc.
Tối 17.2.1979, người nhạc sĩ đã ngồi lặng đi khi nghe tin quân xâm lược Trung Quốc đã tràn qua biên giới. Bản tin nói rất rõ lời lãnh đạo Trung Quốc khi đó là Đặng Tiểu Bình bảo phải dạy cho Việt Nam một bài học. Đó là sự căm phẫn. Và đó cũng là cảm giác hào hùng. Mấy ngàn năm nay, đất Việt đâu cũng có Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa.
“Tôi viết rất nhanh. Ngay trong đêm 17. Trong ngày 18, bài hát “Chiến đấu vì độc lập tự do” với câu mở đầu “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới” được Đài Tiếng nói Việt Nam thu thanh. Ngày 20.9.1979, tức là 4 ngày kể từ khi quân xâm lược thêm một lần nữa giày xéo mảnh đất này, bài hát được phát trên làn sóng Đài tiếng nói Việt Nam.
Nhạc sĩ Phạm Tuyên nhớ lại cái “cảm giác phát khóc” khi những người dân, những anh cán bộ, những người lính ở Tây Nguyên, ở Khu 5 nhắn với ông rằng họ ước sao có đôi cánh để bay ngay ra biên giới phía Bắc chống quân xâm lược.
Đất nước này ngàn năm trước Sát Thát và ngàn năm sau cũng vẫn là như vậy thôi. Cảm tử cho tổ quốc là tinh thần đã chảy sẵn trong huyết quản người Việt rồi.
Bài hát “Chiến đấu vì độc lập tự do” ban đầu được viết dưới dạng hành khúc, hào hùng tinh thần chống giặc ngoại xâm bất khuất với những Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa có trong ca từ. Nhưng đến đoạn điệp khúc, đáng ra phải là một giai điệu mang âm hưởng hào hùng, nhưng Phạm Tuyên nói ông không thể viết được thế. “Đến đoạn điệp khúc, tôi nhớ đến đất nước Việt Nam bao đau thương vừa trải qua cuộc chiến tranh dài với hy sinh, mất mát. Bao nhiêu xương máu của cha ông, của lớp lớp các thế hệ người Việt đã đổ xuống để bảo vệ mảnh đất này. Chẳng phải là lịch sử đã trao cho Người sứ mệnh bảo vệ tổ quốc đó sao.
Còn câu kết của bài hát: Vì một lẽ sống cao đẹp cho mọi người: Độc lập- Tự do. Nhạc sĩ Phạm Tuyên nói ông dẫn lại lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Và chăng, độc lập, tự do cũng là khát vọng ngàn đời của người dân Việt.
Phạm Tuyên sau đó đi Quảng Ninh viết “Có một đóa Hồng Chiêm” để ca ngợi người nữ liệt sĩ Hoàng Thị Hồng Chiêm đã hy sinh oanh liệt trên đỉnh Pò Hèn. Bản nhạc được đăng trên báo Tuổi trẻ số ra ngày 13.7.1979, với câu mở đầu “Có những đóa hoa dịu dàng không rực rỡ/ nhưng sắc hương thắm mãi chẳng hề phai…Đồi Pò Hèn nở đẹp một đóa hoa”.
Vào ngày 5.3, khi Chủ tịch nước ra lệnh Tổng động viên, nhạc sĩ viết bài hát nổi tiếng “Tiễn thầy giáo đi bộ đội”, từ một câu chuyện có thật khi những người thầy tạm rời bục giảng, những sinh viên gác bút nghiên nắm chắc cây súng trước hiểm họa xâm lăng.
35 năm qua, những bài hát có thể không còn được phát công khai trên những phương tiện truyền thông đại chúng, nhưng trong tâm tưởng của những thế hệ người Việt, “những Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa” vẫn luôn vang vọng tiếng những bản hùng ca.
Lịch sử muôn đời duyệt lạiCó một câu chuyện nhỏ liên quan đến Bài hát “Chiến đấu vì độc lập tự do”. Ấy là 2 năm trước, khi làm tuyển tập “Những khúc quân hành vượt thời gian” người ta đã đề nghị ông sửa lại vài câu trong bài hát vì “nhạy cảm quá”.
Đó là câu “Quân xâm lược bành trướng dã man đã dày xéo mảnh đất tiền phương”. “Tại sao lại nhạy cảm trước một sự thật lịch sử thì tôi không biết- người nhạc sĩ tài hoa nhưng cương trực nói- Và tôi đã trả lời là tôi không sửa. Thời kỳ đó sự thật lịch sử là thế”.
Và bài hát hào hùng của ngày nào bị buộc phải đưa ra khỏi tuyển tập.
“Thái độ của tôi rất rõ ràng thôi- ông nhẹ nhàng nói. Vì đó không chỉ là cảm xúc thật của riêng rôi, mà đó là cảm xúc của cả nhân dân đồng bào và dù gì cũng không thể không thật với cảm xúc của chính mình vì bất cứ lý do gì”.
Những vấn đề của lịch sử không bao giờ được quên lãng. Những gì thuộc về lịch sử phải trả lại cho nó. Không thể quên sự hy sinh của hàng vạn liệt sĩ, không thể không nhớ tới mất mát đau thương của hàng vạn đồng bào.
Ông bảo đối với người nhạc sĩ, có 2 vị giám khảo công mình nhất: Công chúng và thời gian. Cái quý nhất là bài hát có chỗ đứng trong ký ức của nhân dân chứ không phải là được in dù trong một tuyển tập dù vĩ đại, hoành tráng đến đâu.
Trong căn nhà nhỏ vào một chiều tháng 2 năm nay, người nhạc sĩ già đã ngồi đàn Piano chơi lại bản nhạc “Chiến đấu vì độc lập tự do”. Những âm hưởng, sau 35 năm, vẫn vang lên hào hùng. Và sau 35 năm cuộc chiến bảo vệ tổ quốc, đối với người nhạc sĩ, vẫn là sự hào hùng của một thủa cả nước đứng lên không khuất phục trước bất cứ kẻ thù nào.
Tôi nhìn thấy trên giữa bức tường chính trong căn hộ tập thể nhỏ, có một bức tranh gỗ về những chú voi Bản Đôn. Kế bên, mới là tấm bằng giải thưởng Hồ Chí Minh cao quý. “Có người hỏi tôi sao bức tranh gỗ chú voi Bản Đôn lại treo trang trọng hơn giải thưởng gọi là cao quý- Lời nhạc sĩ Phạm Tuyên- Tôi nói vì đó là phần thưởng của người dân. Đối với một nhạc sĩ như tôi, phần thưởng lớn nhất là tác phẩm còn có trong tâm tưởng của công chúng, lớn nhất là sự ghi nhận của nhân dân”.
Còn cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc ư? Đơn giản là không ai được phép quên lãng lịch sử khi đó là máu xương của hàng chục vạn chiến sĩ, đồng bào. Trước khi chia tay, ông đọc tặng cho tôi hai câu thơ Lê Đạt, người bạn thân thủa nào mà ông vô cùng tâm đắc: Lịch sử muôn đời duyệt lại/ Không ai lừa được cuộc đời.
Phải rồi! Không có công minh lịch sử thì làm sao có công bằng xã hội!
(Theo http://daotuanddk.wordpress.com/2014/02/17/chien-tranh-trong-mat-ai/#more-2732)
Người già bảo rằng: QUÊN LỊCH SỬ CỦA CHA
ÔNG CŨNG LÀ TỘI ÁC.
Xem lại sử không phải để gây hận thù,mà để loại
trừ chiến tranh,và chuyện
"Trái tim lầm chỗ để trên đầu" đừng xảy ra nữa".
NGƯỜI VN TA 4000 NĂM CHIẾN ĐẤU KIÊN CƯỜNG ĐỂ KHÔNG ĐỘC LẬP RIÊNG BIỆT.... CON CHÁU ĐỪNG DAO GIỜ QUÊN VN LÚC NÀO CŨNG LÀ 1 VIỆT NAM. BẤT KHUẤT ...........
Trả lờiXóaĐau quá!
XóaNói ra e mất ghế
Mất bổng lộc dài dài
Thôi như Lê Chiêu Thống
Ai chửi thì mặc ai.
Những ý kiến thật chí lý. Không phải nhăc lại để gây hận thù. Ta luôn nhắc lại những tội ác do cuộc chiến tranh chống Mỹ để lại không có nghĩa là ta giữ mãi hận thù với Mỹ.
Trả lờiXóaVâng,đúng đó.Những cuộc chiến tàn bạo do những kẻ có quyền lực mắc bệnh điên gây ra.Nhân dân Mỹ,Trung Quốc....nhân dân trên thế giới này đều rất tốt,không ai muốn chiến tranh cả.
XóaBài sưu tầm hay, rất nên nhắc lại cho con cháu biết.
Trả lờiXóaThấm thoắt đã 35 năm! Những em tuổi 40 đâu biết được!
Xóanhững năm 78, 79 chị đang ở Thuạn Hải, chiến tranh phía Bắc và tây Nam, chị ăn toàn củ mì, củ lang thái khô và bo bo. Hai đầu đất nước chiến tranh chống lại quan xâm lược, cả nc đồng lòng, Lớp trẻ ngày này ăn cơm với rau với cá, thịt mà kêu khổ.... chả bù cho chị em mình xưa kia HN nhỉ. Bài viết rất bổ ích em ah, Cảm ơn em nhắc mọi người nhớ lại một thời gian khổ, đã qua nhé
Trả lờiXóaMột thời để nhớ chị ơi! Không kể lại sao con cháu mình biết được?
XóaMọi chuyện như hôm qua,vậy mà đứa trẻ nào sinh ra hồi đó,nay con chúng cũng 14,15 tuổi rồi.
Anh thì lại có em trai hy sinh ở chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam tháng 3/1978 (Hà Tiên - Kiên Giang) trong cuộc chiến chống Pôn pốt nhưng đều do Trung Quốc giật dây xâm lấn. Những đau thương mất mát và vinh quang của đất nước cần phải được lịch sử muôn đời khắc ghi!...
Trả lờiXóa"Còn cuộc kháng chiến năm 1979, với khoảng thời gian hơn 17 ngày (tính từ 17/2 khi TQ tràn qua biên giới VN đến 5/3/1979 khi TQ bắt đầu rút quân – PV), ta đã đuổi được 60 vạn quân TQ ra khỏi bờ cõi. Một cuộc kháng chiến chống xâm lược như vậy rất oanh liệt, vĩ đại chứ."
Xóa***
Chúng không rút đâu,nếu không có câu "HÃY DỪNG LẠI TRƯỚC KHI CÒN CHƯA MUỘN" của ông tổng bí thư ĐCS LIÊN XÔ và cuộc tập trận chưa từng có của quân đội Liên Xô ở Biển Đông thời đó.
Nguyên Hưng nói đúng đó.
Xóahttp://songmoi.vn/the-gioi-quoc-phong/mot-so-thong-tin-ve-cuoc-tap-tran-quy-mo-nam-1979-cua-lien-xo
http://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/giai-mat-cuoc-tap-tran-quy-mo-chua-tung-co-nam-1979-615751.tpo
Một cuộc ôn tập lại lịch sử thật tuyệt vời
Trả lờiXóaAnh Tuân-Người chuyên viết "Chí Linh phong vật chí" cũng đến thăm em.Thật cảm động.Em buôn bán rau nhưng em thích "dân ta phải biết sử ta"-Nội của em rất thích kể sử anh ạ.Người kể về sự tích Đền Đa Hòa (nơi Thánh Chử về Trời),chuyện Bãi Sậy...nhưng Cụ chưa kể chuyện Chí Linh anh ạ.
XóaAnh ngủ ngoan nhé!
Những tư liệu sưu tầm thật tuyệt vời . Những suy tư đằm sâu đầy trách nhiệm . liệu còn được bao người như vậy Lịch Sử ơi ?
Trả lờiXóaEm nghĩ những người lớp tuổi của anh không bao giờ quên đâu.
Xóa"Khi Trung Quốc tràn sang (với vũ khí hiện đại như xe tăng, máy bay), ta chỉ có Sư 3 Sao Vàng là chủ lực, còn lại là dân quân"
Trả lờiXóa---
Câu này sai.TQ năm ấy không dùng máy bay.
Chắc chắn lịch sử phải ghi đầy đủ cuộc chiến tranh này. Trước đây trong lịch treo tường thường có nghi ngày 17/2/1979: Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Nhưng thời gian sau thì không thấy ghi gì vào ngày này nữa.
Trả lờiXóaPhim tài liêu đã có, phim truyện cũng có (Đất Mẹ)...thì lý do gì chúng ta không đưa vào sách lịch sử VN để nhắc cho thế hệ sau biết được lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc?
"Còn chúng ta? “Gieo cái gì thì gặt cái đó”, khi chính VN im lặng về một cuộc chiến chính nghĩa như vậy, thì thế giới làm sao bày tỏ sự ủng hộ?"
XóaBuồn thế đấy.