Cúng cơm cho anh
Cơm em mời anh ,anh ơi
Nửa giờ vẫn ứ thấy vơi hạt nào!
Cơm em không ngon hay sao?
Bỏ em,
muốn đến nơi nào hả anh ?
Cõi trần tuy quá mong manh
Trách anh không đợi
Chúng mình cùng đi?
Ghét em,anh bỏ anh đi
ghét em
anh bỏ anh đi...xa rồi
anh đi biệt hả ?
anh ơi !
Nhìn di vật anh để lại
nước mắt em rơi
suốt ngày...
Sự mất này qủa là không có gì bù đắp được, mong H.N cố gượng đứng đậy nhé!
Trả lờiXóaHồng Nga cảm ơn anh Hồng Chiến
XóaSự chia sẻ,không bao giờ quên
Nỗi đau liệu vơi bớt
Để rồi lại "đứng lên"?
Kiếp người-sao ngắn ngủi
Đừng cho nhau nỗi phiền
Hãy cho nhau HẠNH PHÚC
ĐÓ MỚI LÀ THẦN TIÊN.
HN chào anh HC nhé!
Chia sẻ
Trả lờiXóaH.N xin cảm ơn ạ.
XóaMỗi người một số phận, chỉ là người đi trước kẻ đi sau mà thôi, HN hãy cố gượng cười cho người nơi ấy thảnh thơi yên bề.
Trả lờiXóaEm cảm ơn chị ạ.
XóaNỗi đau này là quá lớn với Hồng Nga. Ngay lúc này cũng khó ai có thể chi sẻ vơi bớt nỗi đau này với Hồng Nga được.Hồng Nga phải một mình gánh chịu. Nhưng nỗi đau rồi sẽ nguôi dần cùng với thời gian.Anh tin vào nghị lực của Hồng Nga. Bầu bạn anh cũng nhiều người rơi vào cảnh ngộ như Hồng Nga. Kim Thư chẳng hạn. Cũng hơn 21 năm thờ chồng rồi đấy.
Trả lờiXóaEm cảm ơn anh chị ạ.
XóaEm rất thông cảm nỗi đau của chị Kim Thư.21 năm chứ hai trăm mười một năm sau-nếu còn sống cũng không quên được đâu anh!
XóaNhững lời thơ xúc động. biệt ly ai có thể đáp lơì ?
Trả lờiXóaXin được chia buồn cùng bạn!
Xin cảm ơn sự sẻ chia của bạn.
XóaTưởng rằng sát cành liền cành
Trả lờiXóaNào ngờ phút chốc trở thành đơn côi
Ta xin chia sẻ với Người
Mong rồi năm tháng sẽ vơi nỗi buồn
Giữ gìn sức khỏe tốt hơn
Nuôi con ngoan giỏi vượt cơn đau này
Để Người dẫu đã chia tay
Ở nơi Chín Suối hàng ngày ngậm ...vui.
Em xin đa tạ anh Ngôi
XóaVần thơ an ủi kịp thời với em
Sống với nhau đã nhiều năm
Âm dương cách biệt sao cầm lòng đây
Nỗi buồn không thể nào khuây
"Đĩa dầu vơi,nước mắt đầy năm canh"...!!!
Năm 1948,lúc ấy anh Tuân mới 6 tuổi nhưng đã phải bưng cơm cúng mẹ anh suốt 49 ngày rồi. Ở vùng anh không cúng kiểu như Hồng Nga "Cúng cơm anh anh". Ngày ấy nhà anh chỉ có hai bố con. Đến bữa cơm nhà ăn thứ gì thì bố cũng múc riêng một phần cúng mẹ đặt vào một chiếc mâm con rồi bảo anh bưng lên đặt lên ban thơ mẹ. Thời kháng chiến, nhà ở chỉ là những "ngôi lều lụp xụp" che mưa nắng cho qua. Ban thờ cũng chỉ là những chiếc bàn con kê tạm nên anh vẫn bưng để lên được. Mẹ anh không để lại chân dung. Trên ban thờ chỉ có tờ bài vị do thày cúng viết khi mẹ mất.
Trả lờiXóaVâng,ở quê thì gia đình ăn gì mang dâng người đã khuất như thế(tương cà,rau luộc...),nhưng giờ THẦY CHÙA KIÊM THÀY CÚNG (!) dặn chỉ cần chút cơm với muối gừng thôi.
XóaThân mẫu của anh ra đi đã 66 năm,nay ở tuổi của anh,nếu ở vào thời Đường là "cổ lai hy" (nhưng nay thì tuổi anh là trung niên thôi),mà anh vẫn nhớ.Nỗi nhớ người thân dù cố quên nhưng càng nhớ anh ạ.
Sự mất mát này không thể bù đắp được,mong HN sớm vượt qua nỗi đau,mong hương hồn người quá cố an vui cõi vĩnh hằng.
Trả lờiXóaEm cảm ơn chị đã an ủi em.
XóaBài CÚNG CƠM (CHO CHỒNG) của em được viết bằng nước mắt của đau thương nhung nhớ khiến người đọc bỗng trào lệ rưng rưng vì cảm động!...
Trả lờiXóaAnh xin được chia sẻ nỗi niềm cùng em, chúc em sức khỏe và nhiều nghị lực để vượt lên nỗi đau buồn mất mát, nuôi dạy con cái thành đạt, hạnh phúc nhé em!
HN cảm ơn sự cảm thông và những lời an ủi động viên của anh.
Xóa