Võ Đại tướng đã về với Cụ HỒ ! H.N xin đăng lại bài này,
(Không biết có phải đại tướng viết thời giá-lương-tiền không)
N H Ẫ N
¯¯¯
Có khi nhẫn để yêu thương
Có khi nhẫn để tìm đường tiến thân
Có khi nhẫn để chuyển vần
Thiên thời địa lợi nhân tâm hiệp hoà
Có khi nhẫn để vị tha
Có khi nhẫn để thêm ta bớt thù
Có khi nhẫn tỉnh giả ngu
Hơn hơn thiệt thiệt đường tu ai tường
Có khi nhẫn để vô thường
Không không sắc sắc đoạn trường trần ai
Có khi nhẫn để tăng tài
Khôn khôn dại dại nào ai tránh phòng
Có khi nhẫn để khoan dung
Ta vui người cũng vui cùng có khi
Có khi nhẫn để tăng uy
Có khi nhẫn để kiên trì bền gan
Có khi nhẫn để an toàn
Có khi nhẫn để rõ ràng đúng sai
Bạn bè giao thiệp nào ai?
Có khi nhẫn để kính người trọng ta
Kể ra cũng khó đó mà
Chữ Tâm, chữ Nhẫn xem ra cũng gần.
Có khi nhẫn để tìm đường tiến thân
Có khi nhẫn để chuyển vần
Thiên thời địa lợi nhân tâm hiệp hoà
Có khi nhẫn để vị tha
Có khi nhẫn để thêm ta bớt thù
Có khi nhẫn tỉnh giả ngu
Hơn hơn thiệt thiệt đường tu ai tường
Có khi nhẫn để vô thường
Không không sắc sắc đoạn trường trần ai
Có khi nhẫn để tăng tài
Khôn khôn dại dại nào ai tránh phòng
Có khi nhẫn để khoan dung
Ta vui người cũng vui cùng có khi
Có khi nhẫn để tăng uy
Có khi nhẫn để kiên trì bền gan
Có khi nhẫn để an toàn
Có khi nhẫn để rõ ràng đúng sai
Bạn bè giao thiệp nào ai?
Có khi nhẫn để kính người trọng ta
Kể ra cũng khó đó mà
Chữ Tâm, chữ Nhẫn xem ra cũng gần.
Võ Nguyên Giáp
Mùa thu - Quý Mùi
Mùa thu - Quý Mùi
(Theo ĐINH DIÊN KỲ MINH)
Khen NGA thật KHÉO SƯU TẦM
Trả lờiXóaĐÚNG CỦA CỤ GIÁP hay NHẦM CỦA AI ?
Đã khen là KHÉO còn Ngờ
XóaCái ông Thanh Dạ rõ DƠ vô cùng
Đến ta còn giận đùng đùng
Hồng Nga chắc phải đi lùng gậy tre?
Anh Đinh Duy Đang (trên blogspot.com) anh ấy đăng,em cóp lại từ lâu rồi (hồi bên yahoo blog),giờ em đăng lại.Có gì sai cứ anh ấy mà phang các anh ạ.
XóaBài thơ này có lâu rồi
Trả lờiXóaMà vẫn không cũ : thói đời đục trong
Sai tên tác giả đành lòng
Chịu vài ba gậy cũng không hề gì!
nếu lỡ cố chịu đi HN ơi .Đừng bảo tại người tội đấy em ơi!
"Tôi còn được biết bài thơ “Chữ Nhẫn” đã đăng lên báo nói là của đại tướng. Nhưng đại tướng không hề có bài thơ ấy và tờ báo đó đã phải đính chính. Trong bài thơ có câu “Có khi nhẫn để tiến thân” thì đại tướng của chúng ta không bao giờ như vậy."
Xóa(Đại tá Nguyễn Huyên)
Vậy là anh Đinh Duy Đang nhầm rồi.Cảm ơn anh Nam Chung!
Cụ Giáp không treo chữ Nhẫn và cũng không làm bài thơ chữ nhẫn. Còn trên mạng thì có ít nhất là 3 bản về bài thơ chữ nhẫn. Hai bản chỉ mỗi bản có 4 câu lục bát. Bản thứ ba như Hồng Nga nhặt về ở trên. Đây là dạng sáng tác tập thể theo lối chắp vần chắp vè của người Việt Nam. Cứ cho nó vào cái túi chung là thơ ca dân gian. Chắc cũng không ai kiện cáo gì đâu. Bời bây giờ một ai đó muốn giữ bản quyền thì phải có đầy đủ chứng cớ mình là người xuất bản đầu tiên ? Mà dù có đi chăng nữa thì ở nước mình cũng chưa có tòa án để tâm đến nhưng chuyện vặt vãnh này. Họ sẽ giao cho chủ nhiệm hoặc Ban chủ nhiện CLB thôi.
Trả lờiXóaH.N cũng ngờ về bài thơ này,nhưng nó được đăng trên blog của anh Đinh Duy Đang
Xóa(http://dinhdzuydang.blogspot.com/)-hình như hồi còn bên Yahoo.blog,HN đã cóp nguyên si nội dung về-trừ ảnh Đức Phật Tổ.
Trong phòng khách của ĐẠI TƯỚNG chỉ có Chữ TÂM và ảnh của ông FIDEL CAXTRO đặt hai bên tấm chân dung Bác Hồ.
Đúng ra chưa chính xác thì không nên đề tác giả là Vỗ đại tướng vào đó.HN không biết anh Đ.D.Đ lấy từ nguồn nào.
Cảm ơn bác Tuân ạ.
Hay!
XóaChúc bạn buổi tói đầu tuần như ý!
Trả lờiXóaH.N cảm ơn anh Hồng Chiếnanh , chúc luôn bình an!
XóaTôi xin gửi HN bài viết sau để minh chứng VNG không làm bài thơ Nhẫn. Bài đăng trên trang của HN là bài thơ mượn mồm người nổi tiếng.
Trả lờiXóaTác giả đích thực của bài thơ “Nhẫn” là ai?
7:09, 11/08/2005
________________________________________
Từ lâu, tôi đã có ý định giới thiệu bài thơ “Nhẫn” của cụ cử nhân Hán học – giáo sư Tử An Trần Lê Nhân (một trong hai tác giả của cuốn sách “Cổ học tinh hoa”). Vừa rồi, đọc bài “Hội chứng mượn mồm người nổi tiếng” của tác giả Phạm Khải (Văn nghệ Công an số tháng 1 năm 2005), thấy tác giả Phạm Khải nêu hiện tượng ai đó đã gán ghép một bài thơ có đôi câu na ná bài thơ này (trong đó có những câu mang nội dung không lành mạnh) cho một vị tướng đáng kính của quân đội ta, tôi đã bị thôi thúc đến mứ
Trước hết, xin nói rõ, bài thơ “Nhẫn”, nguyên tác của nó chỉ gồm có bốn câu như sau:
Có khi nhẫn để yêu thương
Có khi nhẫn để liệu đường lo toan
Có khi nhẫn để vẹn toàn
Có khi nhẫn để khỏi tàn hại nhau!
Giáo sư Trần Lê Nhân (người làng gốm sứ Bát Tràng - Hà Nội), nguyên là đốc học tỉnh Hưng Yên, vốn là bạn học thân thiết với bố tôi rồi hai ông trở thành thông gia. Từ năm 1947 đến năm 1950, cả đại gia đình giáo sư tản cư về sống ở vùng quê tôi (Mỹ Đức, Hà Đông cũ) và ở ngay nhà tôi. Mấy năm ấy, hằng ngày tất cả hai bên con cháu của hai nhà đều được giáo sư dạy học (cả chữ nho và chữ quốc ngữ). Bài thơ “Nhẫn” đã được giáo sư đem ra truyền thụ và chúng tôi cũng đã “vỡ vạc” hiểu được ý nghĩa của nó - qua sự giảng giải của thầy - ngay từ khi chúng tôi còn thơ bé nên nó đã nhập tâm và in đậm như nguyên cho đến tận bây giờ.
Cách đây mấy năm, trên tạp chí “Thế giới trong ta”, giáo sư Trần Văn Hà (người cháu, gọi giáo sư Trần Lê Nhân là bác ruột) đã kể lại rằng: Trong dịp đến chúc tết “thầy Võ - anh Văn” (Đại tướng Võ Nguyên Giáp), giáo sư Hà đã đọc để Đại tướng nghe bài thơ “Nhẫn” này với tất cả niềm kính yêu, chia sẻ… Còn Đại tướng khi nghe xong thì vẩn vơ, dáng vẻ ung dung tự tại, trầm ngâm. Tôi vẫn còn nhớ cảm xúc của tôi lúc ấy khi đọc đến đoạn này, lòng tôi bỗng bồi hồi xao xuyến lạ thường, thành niềm xúc động rưng rưng…
Có lẽ vì thế mà ai đó (do đọc lướt qua và nhớ không rành) nên đã ngộ nhận Đại tướng là tác giả của bài thơ này chăng? Để rồi cũng từ cái nhầm lẫn ấy mà “dân gian” mà thêm thắt, mà “nối nhời” làm cho nó sai lệch hẳn đi.
Vừa qua, tôi có đến thăm giáo sư Trần Văn Hà, trong khi ngồi chờ ở phòng khách, tôi đã thấy bài thơ này được đúc nổi trên nền sứ màu, trông thật đẹp. Chỉ có điều là không ghi tên tác giả. Khi nghe tôi kể những kỷ niệm đẹp thuở thiếu thời của tôi về bài thơ, giáo sư Hà cũng rất vui và cho biết: Giáo sư đã thấy ở nhiều nơi người ta đã kẻ - vẽ - viết rất trang trọng bài thơ trên vải lụa, trên bảng gỗ và ai nấy cũng cứ đinh ninh đấy là của… Đại tướng. Giáo sư Hà có đính chính tác giả nhưng nhiều người vẫn… phân vân. Rất may là sự “trưng bày” ấy vẫn đúng như nguyên tác, nên dù có sự ngộ nhận về tác giả thì cũng không phải là vấn đề gì lớn. Nhưng đến mức như “Bài thơ 22 câu có tới 16 chữ nhẫn” (mà trên báo đã cho in kèm để phân tích, phê phán) thì đó đích thị là một bài “Nhẫn”… giả mạo, hay đúng hơn là của những kẻ cơ hội muốn “mượn mồm” những người nổi tiếng để tuyên truyền cho lối sống ích kỷ, vụ lợi của mình như tác giả Phạm Khải đã tỉnh táo chỉ ra. Một “bài thơ” đã bị “mở rộng” rất tùy tiện và thất thố như thế; đúng hơn là nó đã bị xuyên tạc đi mà người ta lại dám gán ghép là của một vị Đại tướng đáng kính của quân đội ta thì đó là điều không thể chấp nhận được.
Cuối cùng, tôi xin được thưa thêm:
Nguyên tác của bài thơ “Nhẫn” đưa ra 4 trường hợp điển hình: "Có khi…" với những trạng thái và cung bậc khác nhau trong đối nhân xử thế, sao cho thích hợp và thỏa đáng xoay quanh cái sự “nhẫn” ở đời. Nếu đọc kỹ, thẩm định và suy ngẫm chúng ta sẽ thấy hết cái thâm thúy, thấu đáo và chuẩn mực mang đậm tính nhân văn mà bài thơ muốn chuyển tải đến người đọc.
Nếu được Ban biên tập cho phép, tôi sẽ xin được mạo muội “múa rìu qua mắt thợ” trong một bài viết khác
Nguyễn Thái Bình (Xã Lê Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội)
Hồng Nga đã trả lời anh Nam Chung dưới coment của anh ấy,bạn không đọc sao?
Xóa"Tôi còn được biết bài thơ “Chữ Nhẫn” đã đăng lên báo nói là của đại tướng. Nhưng đại tướng không hề có bài thơ ấy và tờ báo đó đã phải đính chính. Trong bài thơ có câu “Có khi nhẫn để tiến thân” thì đại tướng của chúng ta không bao giờ như vậy."
(Đại tá Nguyễn Huyên)
Vậy là anh Đinh Duy Đang nhầm rồi.Cảm ơn anh Nam Chung!"
Rất vui vì bạn đến thăm nhà!
Bạn Nguyễn Ngọc Dũng xem thêm:http://lucbat.com/news.php?id=7760
XóaMột vài cảm nhận bài thơ "Nhẫn" của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (07/06/2011)
Tình cờ tôi đọc được bài thơ lục bát của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đăng trên một tờ báo ở Hà Nội cách đây đã gần 10 năm, do tác giả Lương Đằng Nga ghi lại, có đoạn:
"Có khi nhẫn để yêu thương
Có khi nhẫn để tìm đường tiến thân
Có khi nhẫn để chuyển vần
Thiên thời, địa lợi, nhân tâm hiệp hòa...”
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh hiếm hoi còn lại đến bây giờ. Ông là một trong những vị tướng tài giỏi của nước ta từ trước đến nay. Ánh hào quang binh nghiệp của ông được lãnh tụ Hồ Chí Minh tin yêu rất mực, các thế hệ tướng lĩnh, sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và nhân dân cả nước ta ngưỡng mộ, tin cậy, trung thành với chỉ huy tối cao. Từ gậy tầm vông, giáo mác, mã tấu đến đội quân binh hùng tướng mạnh của thế kỷ 21, quân đội ta tiếp tục là một trong những lực lượng vũ trang nhân dân làm nên lịch sử chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Xuất thân từ một nhà giáo bình dị của Hà Nội, đi theo ngọn cờ cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thày giáo Võ Nguyên Giáp trở thành vị chỉ huy xuất sắc từ ngày đầu thành lập quân đội, được Bác Hồ giao cho nhiệm vụ thành lập trung đội Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Từ đó ông là vị tướng tài giỏi suốt hơn 30 năm kháng chiến oanh liệt chiến thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ, được đánh dấu bằng các chiến thắng Phai Khắt, Nà Ngần, Điện Biên Phủ (được thế giới ví như các trận Oa-tec-lô, hay Thượng Cam Lĩnh), đến chiến dịch Hồ Chí Minh cuối tháng Tư năm 1975 hoàn toàn giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong cuộc đời binh nghiệp của ông đã trải qua nhiều thăng trầm sóng gió. Nhưng biết vận dụng chữ "Nhẫn", Võ Nguyên Giáp vẫn sáng ngời tấm gương là một vị tướng tài. Ông đã được 10 nước Châu Phi tặng phong danh hiệu Anh hùng và được người Anh bình chọn là một trong 10 vị tướng tài giỏi nhất thế giới qua nhiều thế kỷ.
"Có khi nhẫn để vị tha
Có khi nhẫn để thêm ta bớt thù
Có khi nhẫn tỉnh giải ngu
Hơn hơn thiệt thiệt đường tu ai tường
Và:
"Có khi nhẫn để an toàn
Có khi nhẫn để rõ ràng đúng sai
Rồi Đại tướng kết luận:
Kể ra cũng khó đó mà
Chữ TÂM, chữ NHẪN xem ra cũng gần.
Nhân dịp trạng mạng "Lucbat.com" có phiên bản mới, tôi sưu tầm và giới thiệu bài thơ "Nhẫn" của Đại tướng Võ Nguyên Giáp mong đóng góp một tinh hoa thơ của một vị tướng để chúng ta thưởng thức và tham khảo. Sau đây, tôi xin chép nguyên văn bài thơ "Nhẫn" của Đại tướng Võ Nguyên Giáp do Lương Đằng Nga ghi lại. Nếu có từ nào dị bản, xin được góp ý điều chỉnh cho đúng nguyên tác. Xin chân thành cảm ơn.
NHẪN
Có khi nhẫn để yêu thương
Có khi nhẫn để tìm đường tiến thân
Có khi nhẫn để chuyển vần
Thiên thời, địa lợi, nhân tâm hiệp hòa
Có khi nhẫn để vị tha
Có khi nhẫn để thêm ta bớt thù
Có khi nhẫn tỉnh giải ngu
Hơn hơn thiệt thiệt đường tu ai tường
Có khi nhẫn để vô thường
Không không sắc sắc đoạn trường trần ai
Có khi nhẫn để tăng tài
Khôn khôn dại dại nào ai tránh vòng
Có khi nhẫn để khoan dung
Ta vui người cũng vui cùng có khi
Có khi nhẫn để tăng uy
Có khi nhẫn để kiên trì bền gan
Có khi nhẫn để an toàn
Có khi nhẫn để rõ ràng đúng sai
Bạn bè giao thiệp nào ai
Có khi nhẫn để kính người trọng ta
Kể ra cũng khó đó mà
Chữ TÂM, chữ NHẪN, xem ra cũng gần.
------------------------
Nguyễn Thanh Hà
Cựu Phóng viên TTXVN - Dị Sử, Mỹ Hào, Hưng Yên
ĐT: 01668383020 - Email: nguyenthanhhahy@gmail.com
Tác giả đích thực của bài thơ “Nhẫn” là ai?
Trả lờiXóa7:09, 11/08/2005
________________________________________
Từ lâu, tôi đã có ý định giới thiệu bài thơ “Nhẫn” của cụ cử nhân Hán học – giáo sư Tử An Trần Lê Nhân (một trong hai tác giả của cuốn sách “Cổ học tinh hoa”). Vừa rồi, đọc bài “Hội chứng mượn mồm người nổi tiếng” của tác giả Phạm Khải (Văn nghệ Công an số tháng 1 năm 2005), thấy tác giả Phạm Khải nêu hiện tượng ai đó đã gán ghép một bài thơ có đôi câu na ná bài thơ này (trong đó có những câu mang nội dung không lành mạnh) cho một vị tướng đáng kính của quân đội ta, tôi đã bị thôi thúc đến mứ
Trước hết, xin nói rõ, bài thơ “Nhẫn”, nguyên tác của nó chỉ gồm có bốn câu như sau:
Có khi nhẫn để yêu thương
Có khi nhẫn để liệu đường lo toan
Có khi nhẫn để vẹn toàn
Có khi nhẫn để khỏi tàn hại nhau!
Giáo sư Trần Lê Nhân (người làng gốm sứ Bát Tràng - Hà Nội), nguyên là đốc học tỉnh Hưng Yên, vốn là bạn học thân thiết với bố tôi rồi hai ông trở thành thông gia. Từ năm 1947 đến năm 1950, cả đại gia đình giáo sư tản cư về sống ở vùng quê tôi (Mỹ Đức, Hà Đông cũ) và ở ngay nhà tôi. Mấy năm ấy, hằng ngày tất cả hai bên con cháu của hai nhà đều được giáo sư dạy học (cả chữ nho và chữ quốc ngữ). Bài thơ “Nhẫn” đã được giáo sư đem ra truyền thụ và chúng tôi cũng đã “vỡ vạc” hiểu được ý nghĩa của nó - qua sự giảng giải của thầy - ngay từ khi chúng tôi còn thơ bé nên nó đã nhập tâm và in đậm như nguyên cho đến tận bây giờ.
Cách đây mấy năm, trên tạp chí “Thế giới trong ta”, giáo sư Trần Văn Hà (người cháu, gọi giáo sư Trần Lê Nhân là bác ruột) đã kể lại rằng: Trong dịp đến chúc tết “thầy Võ - anh Văn” (Đại tướng Võ Nguyên Giáp), giáo sư Hà đã đọc để Đại tướng nghe bài thơ “Nhẫn” này với tất cả niềm kính yêu, chia sẻ… Còn Đại tướng khi nghe xong thì vẩn vơ, dáng vẻ ung dung tự tại, trầm ngâm. Tôi vẫn còn nhớ cảm xúc của tôi lúc ấy khi đọc đến đoạn này, lòng tôi bỗng bồi hồi xao xuyến lạ thường, thành niềm xúc động rưng rưng…
Có lẽ vì thế mà ai đó (do đọc lướt qua và nhớ không rành) nên đã ngộ nhận Đại tướng là tác giả của bài thơ này chăng? Để rồi cũng từ cái nhầm lẫn ấy mà “dân gian” mà thêm thắt, mà “nối nhời” làm cho nó sai lệch hẳn đi.
Vừa qua, tôi có đến thăm giáo sư Trần Văn Hà, trong khi ngồi chờ ở phòng khách, tôi đã thấy bài thơ này được đúc nổi trên nền sứ màu, trông thật đẹp. Chỉ có điều là không ghi tên tác giả. Khi nghe tôi kể những kỷ niệm đẹp thuở thiếu thời của tôi về bài thơ, giáo sư Hà cũng rất vui và cho biết: Giáo sư đã thấy ở nhiều nơi người ta đã kẻ - vẽ - viết rất trang trọng bài thơ trên vải lụa, trên bảng gỗ và ai nấy cũng cứ đinh ninh đấy là của… Đại tướng. Giáo sư Hà có đính chính tác giả nhưng nhiều người vẫn… phân vân. Rất may là sự “trưng bày” ấy vẫn đúng như nguyên tác, nên dù có sự ngộ nhận về tác giả thì cũng không phải là vấn đề gì lớn. Nhưng đến mức như “Bài thơ 22 câu có tới 16 chữ nhẫn” (mà trên báo đã cho in kèm để phân tích, phê phán) thì đó đích thị là một bài “Nhẫn”… giả mạo, hay đúng hơn là của những kẻ cơ hội muốn “mượn mồm” những người nổi tiếng để tuyên truyền cho lối sống ích kỷ, vụ lợi của mình như tác giả Phạm Khải đã tỉnh táo chỉ ra. Một “bài thơ” đã bị “mở rộng” rất tùy tiện và thất thố như thế; đúng hơn là nó đã bị xuyên tạc đi mà người ta lại dám gán ghép là của một vị Đại tướng đáng kính của quân đội ta thì đó là điều không thể chấp nhận được.
Cuối cùng, tôi xin được thưa thêm:
Nguyên tác của bài thơ “Nhẫn” đưa ra 4 trường hợp điển hình: "Có khi…" với những trạng thái và cung bậc khác nhau trong đối nhân xử thế, sao cho thích hợp và thỏa đáng xoay quanh cái sự “nhẫn” ở đời. Nếu đọc kỹ, thẩm định và suy ngẫm chúng ta sẽ thấy hết cái thâm thúy, thấu đáo và chuẩn mực mang đậm tính nhân văn mà bài thơ muốn chuyển tải đến người đọc.
Nếu được Ban biên tập cho phép, tôi sẽ xin được mạo muội “múa rìu qua mắt thợ” trong một bài viết khác
Nguyễn Thái Bình (Xã Lê Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội)
Nhà thơ Phạm Khải đã có bài phê phán hội chứng mượn mồm người nổi tiếng, trong đó có đăng bài thơ trên trang của HN
Trả lờiXóa