Ý nghĩa của các từ Đại đức, Thượng tọa và Hòa thượng

HỎI: Xin cho biết ý nghĩa của các từ Đại đức, Thượng tọa và Hòa thượng?
ĐÁP: Trước hết, theo nghĩa chung thì Đại đức, Thượng tọa và Hòa thượng đều là những tu sĩ Phật giáo, là chư Tăng, còn gọi là Tỳ kheo (Bhiksu – Bhikkhu), và theo tên gọi chung vốn có từ trước thời Đức Phật thì đấy là các vị sa môn (Sramana – Samana) tức là các tu sĩ, lìa bỏ gia đình, sống thanh bần, ẩn dật…
- Đại đức (Bhadanta)L Vị có đức hạnh lớn lao, cao vời, thường dùng để chỉ Đức Phật, các bậc cao tăng, thạc đức, vị Tăng thống. Theo Tục Cao Tăng truyện thì năm 688 đời Đường. Tăng chúng quá đông nên có 10 vị được cử ra để duy trì phép tắc, gọi là 10 Đại đức.
- Thượng tọa (Sthavira – Thera): Vị trưởng lão, có tuổi hạ cao, có vị trí cao trong Tăng chúng, thường là vị giảng dạy Phật pháp.
Hòa thượng (Upadhyaya – Upajjhaya): Còn gọi là Thân giáo sư, Lực sinh (tạo ra sức tu hành cho đệ tử), Y sư (hay Y chỉ sư, vị thầy mà các tu sĩ trẻ nương vào để được dạy dỗ thêm, ngoài vị bổn sư). Đây là vị đại trưởng lão trí tuệ và đức độ cao ngời.
Điều cần nhớ là ba từ trên, Đại Đức, Thượng tọa, Hòa thượng đều là những từ tôn xưng, do người khác nêu lên để tỏ sự kính trọng đối với một vị tu sĩ Phật giáo có trí tuệ, đức độ, chứ không phải là những từ dùng để tự xưng. Trường hợp này cũng như các từ tôn xưng Ngài, Đức, Tôn đức, Tôn giả…vậy, không ai tự xưng mình như thế cả.
Về sau, do sự kính trọng của Phật tử từ đời này sang đời khác đối với chư tôn đức nên trước pháp danh của chư tôn thường được nêu thêm các từ Đại đức, Thượng tọa, Hòa thượng…Sự phân biệt càng trở nên rõ hơn khi các từ này được dùng để chỉ sự khác biệt về hạ lạp (tức số năm tu tập của một Tỳ kheo), về vị trí hay về giáo phẩm. Có lẽ sự phân biệt này khời từ kinh Tỳ Ni Mẫu khi kinh chia các tu sĩ Phật giáo ra làm 4 danh xưng dựa theo số năm tu tập: 1) Hạ tọa: từ 0 đến 9 năm, 2) Trung tọa: từ 10 đến 19 năm, 3) Thượng tọa: từ 20 đến 49 năm và 4) Kỳ cựu trưởng túc từ 50 năm trở lên.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay, theo truyền thống củ, phân biệt như sau:
+Đại đức: vị Tăng thọ Đại giới (250 giới sau ít nhất 2 năm thọ giời Sa di (10 giời) và tu tập ít nhất 2 năm, tuổi đời ít nhất là 20 tuổi.
+Thượng tọa: Vị Đại đức có tuổi đạo ít nhất là 25 năm (tuổi đời trên 45 tuổi)
+Hòa thượng: vị Thượng tọa có tuổi đạo ít nhất là 40 năm (tuổi đời trên 60 tuổi)
Các danh xưng trên được chính thức hóa bằng quyết định tấn phong của Giáo hội đối với chư Tăng có các điều trên và đặc biệt là phải có đức độ, có công lao hoàn thành tốt các Phật sự của Giáo hội.
Cuối cùng, dù danh xưng như thế nào đi nữa, vị tu sĩ chân chánh của Phật giào cũng được gọi là vị Tăng, là Tăng già (thường là 4 vị trở lên, sống chung hòa hợp, đúng giời luật), đều được các Phật tử tôn kính, chư vị là hình ảnh của Tăng bảo trong Tam bảo (Đức Phật, Giáo pháp của Ngài và Tăng già do Ngài thành lập) mà một người nguyện nương tựa suốt đời để trở thành con Phật.
Bàng Ẩn
Trần Huyền Trang bao nhiêu tuổi sao gọi là "hòa thượng"?
Trả lờiXóaNhư Hồng Nga thì đã được gọi là ĐẠI ĐỨC chưa ?
Trả lờiXóaThưa anh,tu tại nhà,tại chợ thì hình như chưa có thứ bậc gì anh ạ.
XóaTrong đời thường người ta ít dùng những Đại đức, Thượng tọa và Hòa thượng mag toàn thấy gọi chú tiểu, cô ni, sư thầy, sư ông, sư cụ. Những danh vị này có liên quan gì với các danh vị trên không?
Trả lờiXóaTheo em hiểu thì những DANH trên toàn do người đời tự gọi ,tự đặt cho họ thôi ạ(tùy lòng tôn kính),ví dụ như anh đã nêu trên,bạn em ở thành phố nó còn gọi:SƯ ANH,SƯ THẰNG...em hỏi vì sao,nó nói:Lũ trốn việc quan đi ở chùa,chúng đi tụng niệm cho một ai qua đời,nó đòi 4,5 triệu,người tu hành ai làm thế.Vậy gọi SƯ THẰNG,SƯ ANH là đúng rồi.
XóaHết bình luận anh ạ.
Xin cho hỏi tu sĩ HN hiện đã được thượng tọa chưa ạ
Trả lờiXóaThưa bác,kẻ tu tại chợ ,tuy không có CHÍNH DANH,nhưng được dân phong bậc thứ nhì về việc tu hành:
Xóa"Thứ nhất là tu tại gia
Thứ nhì tại chợ
..."
Thế đấy ạ.
Mình xem cảnh bắt ma của Thượng Tọa Thích Quảng Tùng cứ thấy nó ma mị thế nào ấy. Hình như còn có cảm giác là nhảm nhí nữa thì phải. Thật chẳng biết đâu mà lần.
Trả lờiXóaThôi cứ theo như các cụ ngày xưa dạy : Thứ nhất là tu tại gia thứ nhì tu chợ thứ ba tu chùa. Giờ mình cứ cố gắng tu tại gia và tu chợ cho tốt đã.
Chị ơi,sao ý chị giống em.Kiếp trước chị em mình từng là con một nhà thì phải.
XóaNhiều người nói ông Tùng bắt ma quỷ rất giỏi,không biết thực hư ra sao nữa.Ông ấy trụ trì ở chùa Hàng Hải Phòng.
XóaMình cũng nghi như thế vì Vũ Thị Song Thu gốc cũng là họ Nguyễn. Tốt nhất là các "ni cô" từ nay nên tu cùng một chùa, hay cùng một chợ cho vui.
Trả lờiXóaXIN NHỜ HỒNG NGA
Trả lờiXóaMình rất thích bài thơ này, nhưng có nhiều khái niệm nhà Phật mình chưa hiểu lắm. Muốn nhờ Tín nữ Hồng Nga giải thích giúp, xin trân trọng cám ơn.
Bạn hàng xóm mạng
Đỗ Đình Tuân
BỒ ĐỀ TÂM
Đại hùng-Đại lực-Đại bi
Tạ ơn tâm phật độ trì chúng sinh
Tham lam bởi lẽ Vô Minh
Tả tơi thế sự nhân tình đảo điên
Sân si là gốc ưu phiền
«Ma sui quỷ dắt» tới miền u mê
Khai quang sống gửi thác về
«PHÁP HOA-VIÊN GIÁC» giải mê thoát sầu
«Căn cao số nặng » vì đâu
Luân hồi tiền kiếp khổ đau hại mình
Ngẫm xem Nhân-Quả chúng sinh
Ac tâm rước họa vào mình chẳng sai
Hại nhân-Trời hại trách ai ?
Tham lam chẳng biết ngày mai thế nào
Sân si ác nghiệt càng cao
Khi thân lâm họa – tại sao trách trời ?
Tiền duyên nghiệp chướng ai ơi !
Nhân sinh là một cuộc chơi VÔ THƯỜNG
Học theo «BÁT NHÃ-KIM CƯƠNG»
«Tâm vô quái ngại » không vương họa mình
Làm theo «Pháp bảo đàn kinh»
Vô trụ-Vô tướng-Vô kinh-Vô cầu
«NIẾT BÀN» chẳng phải tìm đâu
Thanh tâm tuyệt diệu nhiệm mầu ở ta
«NHỊ THỪA» xin chớ cao xa
«NHÂN THỪA» tuy thấp thật là lợi nhân
Hữu duyên kinh Phật đôi vần
Phật dạy «PHÁP THÍ» Kính tâm Bồ Đề
THIỀN MÔN khai ngộ - phá mê
Tâm hương lạy Phật phát Bồ Đề Tâm.
Thành tâm cung tiến !
Thiện nam Phạm Khắc Uyên