Lạ.
Dân chợ búa thời nay cũng vẫn thích "Truyện Kiều".
Họ đồn um rằng: Cụ Nguyễn Tiên điền chưa siêu thoát,có lẽ còn nghĩ ba trăm năm sau còn ai nhớ đến Cụ.(Có thể Cụ lo hậu sinh đọc Truyện Kiều mà ứ hiểu)(?)
Vậy nên cụ đẩy linh hồn của một chàng Kĩ Thị Văn Sư ra,cụ nhập vào(??),Cụ sửa lại truyện.
Dân chợ xem xong,chửi ầm ầm rằng:giả,giả,quàng xiên,hẳn thằng điên nào đó chữa chứ Cụ đời nào làm thế?
(Đừng ai khinh dân chợ búa nhé,nhiều chị tốt nghiệp đại học chính quy hẳn hoi,không xin nổi việc làm,đi bán rau-cua-cá,lúc nào cũng ủ máy tính bảng vào rốn ,vắng khách,xem liền,thành ra họ biết không tồi).)
CÓ THỂ HỌ ĐỌC TRANG CỦA ANH THANH DẠ LÀNG HÓP CHĂNG?
Cô bác tham khảo bài anh Thanh Dạ cóp về nhé:
Cười vãi đái với cái ông sửa Truyện Kiều!
(ĐSPL) – Mỗi từ, mỗi câu trong Truyện Kiều là mỗi viên ngọc long lanh trong kho tàng ngôn ngữ và văn chương Việt Nam, điều đó có lẽ không cần phải bàn. Nhưng nay có lẽ phải bàn lại vì có người… chê dở, và đã sửa tới 1/3 tác phẩm!
“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ Tài, chữ Mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua mỗi cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
MỖI NGƯỜI THỨ CÓ THỨ KHÔNG
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen…”
Chữ Tài, chữ Mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua mỗi cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
MỖI NGƯỜI THỨ CÓ THỨ KHÔNG
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen…”
Đọc những câu thơ trên, ắt hẳn người ta sẽ nghĩ: “Sao mang máng như Truyện Kiều, mà sao hình như không phải Truyện Kiều?
Ngôn từ Truyện Kiều đang bị người ta dùng bạo lực can thiệp! |
1/3 kiệt tác bị sửa!
Vâng, nói sao cũng đúng. Là Truyện Kiều cũng đúng, bởi cái gốc là đại thi hào Nguyễn Du viết ra. Nhưng nói không phải Truyện Kiều cũng không sai, vì nó đã được/bị ông Đỗ Minh Xuân, một kỹ sư, sửa đi rồi.
Ngay những câu đầu tiên mở đầu kiệt tác, đã bị ông Đỗ Minh Xuân xỏ bút vào. Một câu ông sửa một từ (Trải qua mỗi cuộc bể dâu); còn một câu ông thay đổi hoàn toàn. Chắc chắn những người đã thuộc câu thơ lấp lánh ánh ngọc “Lạ gì bỉ sắc tư phong” của đại thi hào, nay trở thành “Mỗi người thứ có thứ không”, có lẽ không thể nào không bị… sốc phản vệ!
Chuyện cứ tưởng như đùa nhưng lại là có thật 100% ở xứ ta! Xin đừng nóng vội, “dẽ cho thưa hết một lời đã nao” (Kiều - Nguyễn Du). Đó là trong cuộc hội thảo Dòng chảy văn hóa xứ Nghệ - Từ Truyện Kiều đến phong trào Thơ mới, tổ chức vào ngày 15/12/2012 tại khu di tích Nguyễn Du (Hà Tĩnh), mỗi đại biểu tham dự được phát một cuốn sách (bản photo) có nhan đề Truyện Kiều Nguyễn Du với tiếng Việt hiện đại, phổ thông, đại chúng và trong sáng, do Đỗ Minh Xuân khảo dịch - NXB Văn hóa - Thông tin in năm 2012.
Ông Đỗ Minh Xuân, được biết là một kỹ sư. Không rõ kỹ sư gì, nhưng thông thường danh từ này dành cho giới kỹ thuật, khoa học tự nhiên. Thế nhưng ông đã “dày công nghiên cứu, nghiền ngẫm, đối chiếu, so sánh…”, và ông đã sửa hơn 1.000 chỗ trong Truyện Kiều như thế. Cứ cho là mỗi đơn vị sửa sẽ rơi vào 1 câu, thì với Truyện Kiều 3.524 câu, ông Xuân đã sửa đến 1/3 kiệt tác của đại thi hào!
Thật là ngạc nhiên, chưa nói là việc này có giúp làm cho tác phẩm hay hơn hay dở hơn, thì việc sửa tác phẩm của người khác là điều xưa nay chưa bao giờ có trong giới văn chương và kể cả các lĩnh vực học thuật khác. Trước hết, bởi quyền tác giả và trí tuệ của tác giả đã bị xâm phạm.
Lý do ông Xuân đưa ra là, vì người đọc Truyện Kiều ngày nay, không còn thịnh như trước đây do rào cản về điển tích, từ Hán, từ cổ, từ địa phương…, trong khi đó chữ nghĩa của Truyện Kiều lại rườm rà, trùng lặp, không hay, thiếu logic, trái văn cảnh…, nên ông sửa lại cho phù hợp!
Cười đến… dào mạch Tương!
Nói vòng vo không bằng chỉ ra trực diện. Ngoài câu mở đầu “Lạ gì bỉ sắc tư phong” lấp lánh ánh văn chương đã bị hãm hiếp bởi câu “Mỗi người thứ có thứ không” đầy cục súc, thì hàng loạt câu, từ, điển cố điển tích… đã bị ông kỹ sư này ra tay sát hại không thương tiếc. Chiếc cầu Lam, được gọi là “Lam kiều” một cách thướt tha sang trọng trong câu “Xăm xăm đè nẻo Lam kiều lần sang”, được ông thay bằng từ “đánh liều”, thì quả thật không có sự… liều mạng nào bằng!
“Thời trân” thì sửa thành “quả ngon”, “sẵn bày” thành “xách tay”, nên câu thơ miêu tả hành động của Thúy Kiều, một người con gái khuê các với mỗi động tác đều dịu dàng thanh nhã, cao sang “Thời trân thức thức sẵn bày”, thành ra một hành động dung tục “Quả ngon thức thức xách tay”! Nghe cứ như là nàng Kiều đang ăn trộm trái cây nhà mình cho vào giỏ rồi lén lút mang sang cho tình lang Kim Trọng!
Trộm nghe thơm nức hương lân,"Buồng đào nơi tạm khóa Xuân hai Kiều"! (Đỗ Minh Xuân) |
Nhưng chưa! Điều đáng sợ là ông Xuân… sợ điển cố điển tích, nên cứ gặp điển cố là ông cố tình gạt ra và thay vào đó là thứ từ ngữ dung tục của ông! Cái đài Đồng Tước mà Tào Tháo xây lên để tính vui thú với 2 nàng con gái sắc nước hương trời Đại Kiều và Tiểu Kiều - vợ của Tôn Sách và Chu Du - hiện lên trong câu thơ của đại thi hào một cách nên thơ, đẹp đẽ và sang trọng:
“Trộm nghe thơm nức hương lân
Một nền Đồng Tước khóa Xuân hai Kiều”
Một nền Đồng Tước khóa Xuân hai Kiều”
đã bị ông Xuân hô biến thành “Buồng đào nơi tạm khóa Xuân hai Kiều”, nghe cứ như là cái buồng tạm giam tội phạm hình sự!
Không thể nào nói hết cái ngô nghê, ngớ ngẩn với hành động “sát phạt điển cố” đến kỳ dị của ông kỹ sư. Trong đêm gió mát trăng thanh, lửa tình nồng nàn, chàng thư sinh Kim Trọng cũng muốn thụ hưởng cái thơm tho của xác thịt người con gái đẹp như hương như hoa. Để giữ tiết trinh, nàng Kiều đã dẫn chuyện của cặp đôi Thôi Oanh Oanh và Trương Quân Thụy trong “Tây Sương ký”. Cặp đôi này vì quá yêu nhau mà đã ăn nằm với nhau trước khi thành hôn, để rồi sau đó chán nhau, bỏ nhau, khiến người đời sau cứ tiếc mãi cho đôi trai tài gái sắc mà không thành duyên giai ngẫu:
“Ngẫm duyên kỳ ngộ xưa nay
Lứa đôi ai dễ đẹp tày Thôi – Trương
Mây mưa đánh đổ đá vàng
Quá chiều nên đã chán chường yến anh
Trong khi chắp cánh liền cành
Mà lòng rẻ rúng đã dành một bên
Mái Tây để lạnh hương nguyền
Cho duyên đằm thắm ra duyên bẽ bàng…”
Lứa đôi ai dễ đẹp tày Thôi – Trương
Mây mưa đánh đổ đá vàng
Quá chiều nên đã chán chường yến anh
Trong khi chắp cánh liền cành
Mà lòng rẻ rúng đã dành một bên
Mái Tây để lạnh hương nguyền
Cho duyên đằm thắm ra duyên bẽ bàng…”
Ấy thế nhưng ông Xuân sẵn sàng chém ngay cái điển cố:
“Ngẫm duyên kỳ ngộ xưa nay
Lứa đôi từng thấy những ngày trái ngang”!
Lứa đôi từng thấy những ngày trái ngang”!
Nàng Kiều thông minh tuyệt đỉnh đã lấy truyện "Tây Sương ký" để thuyết phục Kim Trọng. Như vậy Kim Trọng mới thực sự bị thuyết phục và “Thấy lời đoan chính dễ nghe / Chàng càng thêm nể thêm vì mười phân”. Còn nay, khi ông Xuân cắt quách đi cái điển cố văn học này, thì có nghĩa những lời Kiều nói chỉ là lý luận suông của nàng. Thử hỏi trong đêm gió mát trăng thanh, người yêu như hoa như ngọc, rượu đã ngấm, tình đã nồng, có ông thánh nào chịu chấp nhận những lời lý lẽ suông của người yêu như vậy không?
Lệch lạc, ngớ ngẩn, sai kiến thức, quy chụp… là những thứ nhan nhản trong “bản sửa” của ông kỹ sư. Vua Thuấn đi tuần thú sông Tương và chết, hai người vợ là Nga Hoàng và Nữ Anh đi tìm, và ngồi bên bờ sông khóc, rồi trầm mình tự vẫn. Từ đó “mạch Tương”, “giọt Tương” chỉ giọt nước mắt, là khóc. Thúy Kiều khóc cho thân phận mình: “Chưa xong điều nghĩ đã dào mạch Tương”. Ấy thế nhưng ông kỹ sư ngang nhiên sửa thành “trời đã sáng”: “Chưa xong điều nghĩ đã chào vừng dương”!
Than ôi, còn sự hàm hồ nào bằng!
Còn nhiều, nhiều lắm, vô kể. Thiếp Lan Đình thì gọi là “thiếp xem tình” (?), Lãm Thúy (có lý giải đây là danh từ riêng) đổi thành “kiểu dáng”; “đỉnh Giáp, non Thần” ngụ ý chuyện nam nữ mây mưa thì bị cưỡng hiếp đổi thành “tiên nữ giáng trần”, Chung (Tử) Kỳ - danh từ riêng, một người nghe đàn giỏi - được biến thành “ngưỡng vì”, lạ hoắc chẳng ăn nhập gì với nhau!...
Đọc những câu từ được ông kỹ sư sửa lại, người ta không khỏi ôm bụng mà cười! Thế nhưng, cười nhưng mà đau xót. Cười nhưng mà không thể không… dào mạch Tương, tức không thể không khóc! Không thể nào nghĩ ra được rằng, người ta có thể dám ngang nhiên mạo phạm văn chương, mạo phạm tiền nhân đến như vậy! Nhà thơ Nguyễn Quang Thân gọi hành động này là “vô đạo”, còn ông Thế Anh, trên tạp chí “Thơ” của Hội Nhà văn Việt Nam, gọi việc làm, hành động này là “vô lối”, “hỗn hào”; có người nói đây là hành động bất kính, người thì cho là hành động phản văn hóa, phản văn chương.
Hiện nay Truyện Kiều có quá nhiều dị bản. Người ta cố giữ những bản Kiều cổ vì muốn tìm về đúng nguyên bản của nó. |
Được cổ xúy bởi nhà nghiên cứu văn hóa lừng danh!
Cứ như vậy, đến hơn 1.000 chỗ sửa, 1/3 tác phẩm chứ không phải ít ỏi, tức gần như bất cứ chỗ nào trong Truyện Kiều, cũng bị ông kỹ sư cắt xé, bức tử!
Điều đáng nói là, việc sửa thơ này của ông kỹ sư lại nhận được cổ xúy của một bậc giáo sư lừng danh: Anh hùng lao động, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, Giáo sư Đặng Vũ Khiêu!
Người ta đã kinh ngạc với hành động của ông kỹ sư, thì lại càng kinh hãi hơn khi biết rằng, hành động này được một bậc danh tiếng, “đức cao vọng trọng” trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa khuyến khích và tán dương! Quả thật giới văn chương và học thuật không khỏi ngỡ ngàng rồi kinh sợ, khi đọc những dòng đề tựa của vị giáo sư này:
“Với một tinh thần khoa học rất nghiêm túc, ông tìm lại hầu hết các bản Truyện Kiều từ trước đến nay, so sánh các dị bản, ông tìm đọc hầu hết các bài đã bình luận, phân tích tác phẩm và tác giả Truyện Kiều. Từ đó, ông đã có ý tưởng lớn là làm thế nào để phổ cập hóa Truyện Kiều cho quảng đại công chúng, ông gạt bỏ những câu chữ khó hiểu từ tiếng Hán để thay bằng ngôn ngữ thuần Việt trong Truyện Kiều… Tôi hoan nghênh công phu nghiên cứu của ông Đỗ Minh Xuân và tin rằng cuốn sách này của ông là một đóng góp đáng kể vào việc nghiên cứu Truyện Kiều…”
Chính vì vậy chả trách tại sao, cứ mỗi chỗ sửa, ông Xuân tự khen là hay hơn cả chữ của Nguyễn Du, đến nỗi còn nói nếu cụ Nguyễn Tiên Điền mà sống dậy thì ắt phải thốt lên “hậu sinh khả úy”!
Quả thật đây là lối nói hàm hồ! Ngày nay, người ta dùng Truyện Kiều để bói, còn gọi “bói Kiều”. Điều này không phải do nàng Kiều linh thiêng linh ứng, mà bởi chính vì tác phẩm của đại thi hào quá súc tích, nó đã chứa đựng tất cả mọi mặt của cuộc sống, của đời người trong đó. Đồng thời, cũng có nghĩa bất cứ người dân nào cũng biết Truyện Kiều, chứ không phải như ông Xuân nói là ít người đọc.
Còn việc hiểu, thẩm thấu, phải nói Truyện Kiều là một hiện tượng đặc biệt: Ngôn ngữ Truyện Kiều là thứ ngôn ngữ văn chương bác học nhưng diễn đạt lại rất giản dị, khiến mọi người, tất cả những ai, khi đọc đều hiểu. Người học ít thì hiểu theo mức của người học ít, người học cao thì hiểu theo cách của người học cao, còn người không biết chữ cũng hiểu được, theo cách của người không biết chữ. Chẳng vì thế mà ông bà ta xưa, dù không biết đọc chữ Nôm, vẫn thuộc làu làu 3.524 câu một mạch không vấp. Thậm chí có người mê Truyện Kiều đến mức, thuộc và đọc ngược nguyên tác phẩm! Thậm chí, dân gian còn thạo Truyện Kiềuđến mức còn tập Kiều, vịnh Kiều, đố Kiều... Biết bao nhiêu là hoạt động phong phú, thể hiện dân ta đâu có... dốt Kiều, như ông Xuân nói.
Sở dĩ, trong văn học Việt Nam, chúng ta có một khối lượng đồ sộ tác phẩm, bài viết, công trình nghiên cứu Truyện Kiều, cũng bởi độ uyên bác, thâm sâu của tác phẩm này, mà tất cả đều nằm trong văn chương, ngôn từ của tác phẩm. Vậy thì, khi ông Xuân làm một cái việc là "làm cho dễ hiểu", thì có còn gì là cái bản thể, cái tinh hoa của Truyện Kiều nữa!
Phải nói, ngôn ngữ trong Truyện Kiều cô đọng, súc tích, thâm sâu đến mức, cố học giả Đào Duy Anh đã phải viết một cuốn "Từ điển Truyện Kiều", giải nghĩa từng từ một theo nội dung tác phẩm. Như vậy, khi ông Xuân kỹ sư dùng bạo lực can thiệp vào Truyện Kiều thế này, thì có nghĩa công trình của ông Đào Duy Anh đành phải... vứt sọt rác?
Cách đây gần trăm năm, Phạm Quỳnh, cố học giả, nhà báo, nhà văn, đã viết: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn…”. Một thời quan điểm của học giả Phạm Quỳnh bị ta chỉ trích kịch liệt. Nhưng đến giờ, ngẫm lại câu nói của ông vẫn cứ nguyên giá trị.
Nhưng, nếu vậy thì hiện “tiếng ta” có lẽ bị lung lay bởi việc làm ngông cuồng của một ông kỹ sư! Bởi những viên ngọc long lanh trong Truyện Kiều đang bị chà đạp bằng một thứ ngôn ngữ cục súc, mà được giáo sư Vũ Khiêu cho là kết quả của một một việc làm “với một tinh thần rất khoa học và nghiêm túc”, để thực hiện một “ý tưởng lớn”! Nếu thứ sản phẩm của trí óc điên loạn này mà đem phổ biến ra, tức là thực sự Truyện Kiều đã mất! Mà, cứ tam đoạn luận theo kiểu Đề-các, thì “Truyện Kiều còn – tiếng ta còn”, nên Truyện Kiều mất thì tiếng ta… còn đâu! Rồi “tam đoạn luận” nữa: Tiếng ta mất thì nước ta… Hỡi ôi! Nghĩ đến đây thấy giật mình, không dám nghĩ tiếp nữa! Sợ quá!
ĐẶNG VỸ
(theo:http://www.doisongphapluat.com/xa-hoi/cuoi-te-ghe-hay-dau-that-long-voi-chu-sua-truyen-kieu-a31076.html#)
Đúng là:
TÈ TÈ nấm đất ven đường
LÀM CHO CỎ CŨNG ÚA VÀNG,HẾT XANH!
(Ý nói tè lên nấm đất-ngôi mộ ,mà làm chết cỏ. Chỉ vì câu bông đùa vô ý này mà H.N bị một ông già chửi "vô học,vô giáo giục,phỉ báng Tiền nhân...",chuyện đã lâu,nay HN còn nhớ).
Trả lờiXóaTự cho chữ của mình “hay hơn Nguyễn Du” để lấy lý do đó “sửa” hàng ngàn từ Truyện Kiều như Đỗ Minh Xuân đã làm là xúc phạm tiền nhân.
(http://motthegioi.vn/van-hoa-giai-tri/sua-hon-1000-don-vi-tu-cua-truyen-kieu-mot-hanh-dong-vo-dao-65826.html)
Trưa không ngủ,thấy bạn đăng,mình giới thiệu thêm tư liệu nhé.
Trả lờiXóaHọ âm mưu làm cách mạng văn hóa chăng?
Posted on Tháng Tư 28, 2014 by chumonglong
Standard
Rate This
500_thumb_VKCG-300x150Chu Mộng Long – Câu chuyện bí mật lập Hội đồng bác bỏ luận văn Nhã Thuyên, thêm chuyện công khai sửa chữ trong Truyện Kiều, cùng với hàng loạt những hoạt động văn hóa những năm gần đây đã chứng minh một thứ tư duy văn hóa “hầm bà lằn” của những học giả “danh tiếng” Việt Nam.
Với tư cách những kẻ nhân danh tiếng nói chính thống – trung tâm, họ bác bỏ luận văn Nhã Thuyên vì đối tượng nghiên cứu là cái bên lề, nhưng cũng từ địa vị chính thống – trung tâm này, họ lại chủ trương bác bỏ những từ ngữ hàn lâm của đại thi hào Nguyễn Du, tùy tiện sửa chữ của Nguyễn Du cho thật dung tục để đưa kiệt tác của đại thi hào dân tộc ra bên lề dân gian.
Thế là sao?
http://chumonglong.wordpress.com/2014/04/28/ho-dang-lam-cach-mang-van-hoa-chang/
Giáo sư Vũ Khiêu đã quá già(96 tuổi) nên cụ đã lẫn cẫn rồi chăng?
Trả lờiXóaChắc là họ đến trình cụ,cụ không thể đọc nên cụ cứ ký bừa anh ạ.
XóaLừa bề trên dễ ợt.-Bạn em nói thế mà.
Người sửa đáng trách một thì người ca ngợi bài sửa đáng trách ngàn lần. Thật hết chịu nổi
XóaEm cũng nghĩ như chị Song Thu.Chị em mình nói bừa kiểu gì thì tùy,sao lại đem PHÁT và HÀNH để làm gì chứ ?
XóaThật sự là một sự báng bổ, xúc phạm đến đại thi hào Nguyễn Du. Tôi cho rằng việc sửa Truyện Kiều này là một việc làm rất vô văn hóa!...
Trả lờiXóaDân đen cùng các học giả đều nói "thật điên loạn,thật nhố nhăng".
XóaMình suốt ngày cứ bán mặt cho đất bán lưng cho trời nên chẳng hay biết gì, nay sang đây nghe dân "chợ búa"nói mới biết có người nghĩ mình hay hơn "đại thi hào Nguyễn Du " thì vui thật. chúc em nhiều may mắn và luôn vui vẻ em nhé
Trả lờiXóaCảm ơn anh ghé nhà HN,dưng cơ mà tại sao anh vất vả thế,phải "bán mặt cho đất...",dành tiền mua một chức quan nho nhỏ để "ngồi mát ăn bát đất nung" anh ạ.
XóaHôm nay chửa sách Nguyễn Du
Trả lờiXóaE mai chưa cả Bác Hồ nữa chăng
Nực cười cái thói khoe khoang
Cho ta hay chữ vĩ nhân hơn người
Các cụ bảo chỉ những người học hành không đến nơi đến chốn mới là như vậy bác ND à.
XóaChúc bác luôn khỏe mạnh ạ.
Hồng Nga chịu khó đọc thật đấy
Trả lờiXóaNgồi lê bán hàng,nhiều thời gian lắm anh ạ.
XóaÔng (Đặng)Vũ Khiêu này đáng lẽ im lặng hưởng tuổi thọ an nhàn, ai dè xí xa xí xố làm nhiều việc thất nhân tâm quá, xuyên tạc sự thật, bóp méo chân lý. Tại vì đâu? Có lẽ ông là điển hình của loại có học hàm và chức vụ nhưng dốt nên liều mạng!
Trả lờiXóaMà nhiều kẻ liều mạng trong thời văn hóa bị biến thành rác rưởi như thơ cứt đái Thanh Thảo, thơ đạo văn Phạm Đương, thơ nước cống Mã Giang Lân, thơ lảm nhảm Từ Quốc Hoài, thơ tâm thần Hoàng Quang Thuận…còn học đòi cóc mang guốc, huống chi.Thảm thương thay thời văn hóa nước nhà bị sỉ nhục!Nếu tiếp tục phát hiện, sẽ thấy hàng trăm đền đài miếu mạo linh thiêng cả nước, bị ông Vũ Khiêu bôi bẩn.Nếu Hồ Xuân Hương còn sống, sẽ quát:”Này này chị bảo cho mà biết-Muốn sống đem vôi quét trả đền!”
Tuy nhiên, thời nay, có một bọn ăn theo (là trí thức, nhà thơ hẳn hoi) bưng tráp theo bợ đít Vũ Khiêu vì Vũ Khiêu bợ đít các quan, các quan chi tiền.Vũ Khiêu được cơm, chúng nó húp cháo.Khốn nạn cho nước Việt!Khốn nạn cho dân Việt!Khốn nạn cho văn hóa Việt!
Có người nói bác Vũ Khiêu đã già,lẫn,có khi cái anh nhà văn -kĩ sư Xuân này chỉ núp bóng bác Khiêu .
XóaKể ra anh Xuân anh ta có chữa nhố nhăng thế nào thì tùy ý,anh ta có tiền thuê in bao nhiêu tùy ý (sau đó sách in ra tặng các bà lót bánh bao,chứ giờ không ai làm giấy v.s nữa).Buồn nỗi lại đi "tuyên truyền" và "phát hành" để nhiều người biết.
Thơ "thần thánh" của ông Thuận nghe đâu sắp đoạt giải Nô-Ben đấy ạ.Vinh dự cho nước nhà!
Hồng Nga ơi! Đừng trách cái lao kỹ sư Đỗ Minh Xuân nào đó mà nên trách cái nhà xuất bản.Ở Đồng Nai có lão vua heo PBK lập một cái Vườn Kiều tại gia. Ong ta đã khoác lên những cây hoa, khóm trúc đủ những câu trong Truyện Kiều và hiện nay ong PBK này đang đứng ra vận động văn nghệ sĩ Đồng Nai tham gia vào cái gọi là Hội Kiều học VN.Mình có mua của ông ta một quyển Truyện Kiều,bản UNESCO do NXB Lao động ấn hành.Trong đó có phần Chú giải cực kỳ: Câu " Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang" được giải thích như sau: Khuôn là cái đường viền ngoài mặt trăng?! Vì nó lừng lững, bệ vệ trên cao ?! Còn vế thứ hai: "nét ngài nở nang" được chú giải như sau: Ngài nở nang là con ngài cái vì cái bụng nở nang, thân hình mập mạp(Hình vẽ minh họa),còn con ngài đực có bụng thuôn nhỏ, thân hình gầy guộc. Chao ơi! Thế mới biết các nhà Kiều học, có vị nhôn ngữ học và nhất là các nhà ngồi trong các nhà xuất bản tài giỏi thật! Trách chi họ mà nên tiên trách kỷ, tức là người Việt mình chưa hiểu hết Truyện Kiều, để rồi họ (nhà xuất bản ăn luong Nhà nước do dân đóng thuế ngồi nói bậy bạ và bắt thiên hạ hiểu theo cái ngu của họ. Thật đáng buồn cho Cụ Thanh Hiên Hồng Sơn tạp hộ,Nam Hải điếu đồ Nguyễn Du. Chưa đầy 300 năm mà con cháu của Cụ đã khóc Cụ như thế đấy.
Trả lờiXóaNhà thơ Xuan^ Bảo
Mừng quá,anh đến thăm em.Anh vẫn khỏe chứ ạ?
XóaVề TRUYỆN KIỀU của cụ Nguyễn Du,em thấy tiếc cho các "học giả" thời nay không chịu đọc các bản Kiều cũ,những chú giải của các bậc đàn anh,bậc cha ông ngày xưa,tự suy diễn lung tung,giải thích lung tung khiến nhiều người bực mình.
Sinh thời em còn nhớ ông Xuân Diệu phê câu:
"Đạo Trời,báo phục chỉn ghê
Khéo thay một mẻ tóm về đầy nơi"
Ông XD nói: "tóm",dung tục quá!
Nhưng ông nhà thơ KHÔNG HIỂU cụ NGUYỄN DU dùng từ "tóm" là tuyệt vời.
Kể ra tôn trọng những bản Kiều và những câu chú giải cũ thì hơn.Các cụ mong "con hơn cha"...nhưng rất tiếc,chỉ hơn cha sự bát nháo thôi ạ.
Em chúc anh mãi khỏe mạnh,gia đình bình an!