Sợ đến bệnh viện nhưng cách chăm sóc con như thế nào ở nhà cũng là điều các ông bố, bà mẹ cần biết để tránh những tai biến đau lòng về sởi khi kiêng khem quá kỹ, phản khoa học.
Hỏng mắt vì kiêng khem quá kỹ

Câu chuyện của bác sĩ Cấn Phú Nhuận trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương như nóng lên từng giờ khi dịch sởi đang ngày càng diễn biến phức tạp và chuyện điều trị sởi cho con vì thế cũng hết sức đáng bàn. Tuy nhiên chăm con như thế nào khi cho bé điều trị ở nhà là điều các bậc phụ huynh nên biết. Có những gia đình khi con bị sởi chăm con đúng như "phác đồ" của các cụ ngày xưa là kín mít tránh gió, tránh nước tuyệt đối để rồi có nhiều câu chuyện đau lòng xảy ra.
Dưới đây là trường hợp một bệnh nhi mà bác sĩ Cấn Phú Nhuận, Trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương vẫn không thể quên được, ám ảnh ông đến tận bây giờ, là một trường hợp kinh điển để bất cứ buổi lên lớp cho sinh viên y khoa nào, ông cũng nhắc tới như một ví dụ điển hình của việc áp dụng kinh nghiệm dân gian trong việc điều trị bệnh sởi một cách thái quá, thiếu khoa học.
Điều trị sởi cho con đúng cách khiến trẻ tránh được nguy cơ tử vong
Bệnh nhân là một bé trai, 5 tuổi, được bố mẹ đưa đến khám trong tình trạng mắt nhắm tịt, người gầy gò xanh xao. Bố mẹ bệnh nhân cho biết, cách đây một tháng, bé bị bệnh sởi. Bé được người nhà, trong đó bà nội là người chăm bé kỹ nhất, đã áp dụng triệt để các biện pháp dân gian để kiêng cữ. Bé được "nhốt" trong phòng kín mít, kiêng nước, kiêng gió, không tắm rửa và đặc biệt với chế độ ăn cực kỳ kiêng khem. Bé chỉ được ăn cơm trắng và thịt thăn kho với muối. Gần một tháng trôi qua, các nốt sởi đã bay mất nhưng bé vẫn không chịu mở mắt.
"Ngay lúc đó tôi đã hiểu, bé đã hỏng mắt vì sởi chạy hậu. Tìm hiểu tôi còn được biết anh chị này đều là giảng viên đại học, nhiều chữ nhưng nhất mực tuân theo cách nuôi dạy con của bà nội. Tôi báo trước với họ tin đau lòng là con họ đã hỏng mắt rồi mặc dù chưa cần khám. Lúc đó, cả hai vợ chồng ớ người ra. Nói rồi tôi lấy chút nước muối và bông để rửa mắt cho cháu. Rửa ra bao nhiêu là ghèn, nhử mắt vì lâu rồi họ không cho con đụng gì vào nước. Và khi tôi mở hai mí mắt bé ra thì bỗng nghe tiếng "bốp", hai nhãn cầu bắn vọt ra ngoài, để lại hai hố mắt sâu hoắm. Mặc dù biết trước nhưng hôm đó tôi thực sự bị sốc với cảnh diễn ra trước mắt mình. Vừa bực, vừa tiếc cho thằng bé. Còn hai vợ chồng ngồi đó gần như xỉu đi" - Bác sĩ Cấn Phú Nhuận vẫn không khỏi bàng hoàng khi kể lại buổi khám bệnh hôm đó.

Trong quãng đời làm việc của mình, bác sĩ Nhuận còn chứng kiến một trường hợp bệnh nhi 7 tuổi, bố mẹ cực giàu, nhà tại phố Ấu Triệu (Hà Nội) nhưng cũng suýt mất đôi mắt vì người nhà quá kiêng khem khi bé mắc sởi.
Bệnh nhi điều trị sởi ở BV Xanh Pon
"Đứa trẻ này bị sởi nhưng gia đình không đưa con đi khám ở viện mà mời bác sĩ về nhà. Khi tôi đến, gia đình còn không cho con ra ngoài phòng khách để khám mà mời tôi vào căn buồng kín mít, phủ rèm tối om, đóng cửa chặt vì sợ ánh sáng lọt vào. Căn phòng cực bí, tối và được trang bị ti vi, karaoke cho bé quanh quẩn ở đó. Cơm nước cũng đưa vào tận nơi, tuyệt đối không để bé ra ngoài. Lúc đó, tôi kiên quyết không khám mà chỉ bảo với gia đình, coi chừng ngày mai bé hỏng mắt. Sợ quá, họ đành đưa đứa bé ra. Khi thằng bé bước ra, mắt nhắm nghiền, loạng choạng giơ hai tay phía trước và hỏi: bố ơi đây là chỗ nào? Tôi bảo người nhà, chỉ đến ngày mai là vứt bỏ đôi mắt của cháu. Tại sao anh giàu có mà lại muốn giết con anh thế?" - BS Nhuận nhớ lại.

Ngay sau đó, bác sĩ Nhuận đã kê đơn, mua 3 ống vitaminA, tiêm luôn cho bệnh nhân. Hai hôm sau bé mới mở được mắt.

Không nên kiêng thái quá

Sởi là một bệnh nhiễm virus cấp tính đặc trưng ở giai đoạn cuối bằng ban dạng dát-sẩn xuất hiện tuần tự từ cổ, mặt, ngực, thân, chân tay kèm theo sốt cao. Tuy vậy, một trong những dạng sởi không điển hình là suy giảm miễn dịch, cộng với biến chứng kinh điển và đáng sợ của sởi là viêm loét giác mạc. Trẻ suy dinh dưỡng và thiếu vitamin A là những đối tượng có nguy cơ cao nhất. Bệnh có thể diễn biến từ loét gây mờ giác mạc, hỏng toàn bộ giác mạc đến làm mủ trong nhãn cầu. Hậu quả là giảm thị lực đến mù vĩnh viễn toàn bộ.

Bác sĩ Nguyễn Văn Lâm – Phó trưởng khoa Truyền nhiễm- Bệnh viện Nhi T.Ư cho biết, không ít các ông bố, bà mẹ khi thấy con bị mắc sởi nói riêng và sốt phát ban nói chung liền kiêng hoàn toàn việc tắm rửa cho con, khiến trẻ bị ngứa ngáy, khó chịu, gãi xước các vết ban, gây nhiễm trùng. Còn có cháu bị mẹ kiêng ăn các chất dinh dưỡng, chỉ ăn cháo trắng khiến cơ thể bị suy dinh dưỡng, không có sức chống chọi với bệnh tật.

Các bác sĩ đề khuyến cáo không có thuốc điều trị đặc hiệu với virus sởi. Người bệnh thường tự khỏi sau 7-10 ngày bị mắc bệnh. Nhưng việc điều trị như thế nào cho đúng cách là điều cần thiết nhất. 

Khi trẻ bị sởi bố mẹ cần cho con ăn uống đủ vi-ta-min và các chất cần thiết. Cần vệ sinh răng miệng, thân thể cho trẻ, giữ ấm khi trời lạnh, tránh tập tục kiêng nước, kiêng gió kỹ. Uống đủ nước, nước oresol hoặc nước hoa quả. Khi trẻ tiêu chảy còn phải bổ sung nước hoặc cho bú nhiều hơn. Sởi chỉ cần điều trị theo triệu chứng. Trẻ sốt cho dùng các loại thuốc hạ sốt và ho thì sử dụng các thuốc ho long đờm... Sau khi các nốt ban lặn vẫn cần giữ ấm cho trẻ vì nhiều trường hợp phát ban lặn nhưng vẫn chạy vào suy hô hấp.
Khánh Ngọc


(http://infonet.vn/tre-no-con-nguoi-vi-bo-me-cham-benh-soi-sai-cach-post126711.info)
------



Nghe đâu hai con mắt bắn phọt ra ngoài,làm bục tường bệnh viện,hiện vẫn còn 2 lỗ,chưa ai bịt lại.