Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

HOA MAI

Mai của nhà khó.

 (sân nhà Hồng Nga).









HOA  MAI


HOA MAI (nhà giầu có)

họ tạo thành "bon sai" ...





Bắt  tự do phát triển
thành tù túng như ai

Đẹp thì có đẹp thật

"Cá chậu,chim lồng"  thôi (*)




(Ảnh ủ rốn mang về).

(*)=các anh lớn tuổi kể rằng,ngày xửa ngày xưa...vẫn nhớ rõ năm nào,tháng nào...cụ Hồ sống trong nhà sàn cạnh BẮC BỘ PHỦ,quanh nhà sàn có những cây mọc tự nhiên,quanh ao cá có hàng bụt mọc,các anh bảo vệ định cắt tỉa cho nó "ĐẸP",cụ Hồ nói: ĐỂ CHO NÓ PHÁT TRIỂN TỰ NHIÊN.


15 nhận xét:

  1. Những cây mai "ủ rốn mang về" đều xứng đáng là những tác phẩm nghệ thuật thứ thiệt. Vẻ đẹp của hoa mai quả nhiên là thanh khiết kiêu sa. Riêng cây có gốc gỗ (chẳng rõ là gốc thật của cây hay chỉ là một kiểu làm bồn gốc nhânn tạo?). Dù sao thì sự lập tứ của cây này quả là ghê gớm. Bởi sự đối lập giữa gốc với ngọn này đã gợi ra một vẻ đẹp khá lạ kỳ về sức sống và sự sống.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vẻ đẹp tự nhiên,hoang dã nó cũng có sự tuyệt diệu của nó anh Tuân ạ.

      Xóa
    2. Vẻ đẹp tự nhiên hoang dã, dĩ nhiên là một vẻ đẹp. Nhưng đó là sản phẩm của tạo hóa. Nó thường đòi hỏi một không gian rộng lớn mà con người không tạo ra được. Vẻ đẹp văn hóa mới là vẻ đẹp do con người tạo ra. Suy cho cùng nó ít nhiều cũng là sự mô phỏng tự nhiên. Nghệ thuật bon sai kết hợp được cả hai loại vẻ đẹp này. Nó là một môn nghệ thuật tạo hình độc dáo và có một sức hấp dẫn thật đặc biệt. Không ai bảo cây mai nhà HN không đẹp nhưng nó chưa mang đẹp của nghệ thuật bon sai.

      Xóa
  2. Anh không có hiểu biết gì về nghệ thuật bon sai. Nhưng theo anh thì có lẽ đây là môn nghệ thuật kết hợp hài hòa nhất giữa vẻ đẹp tự nhiên với vẻ đẹp văn hóa. còn ở các môn nghệ thuật khác như văn chương và hội họa thì chỉ có trường phái hiện thực làm được điều này. Bởi bản thân nghệ thuật bon sai lấy "sự sống" (cây) làm ngôn ngữ.Nhưng nếu không có sự gia công để chọn thế, tạo hình, phối cảnh...thì cũng không thành nghệ thuật được.Nhưng tất cả những yếu tố nhân tạo này chỉ cho phép ở một mức độ có thể. Nếu không thì cây sẽ chết và tác phẩm cũng đổ bể. Xem lại cây mai trong bon sai này rồi, nhìn lại cây mai trong vườn nhà Hồng Nga cứ thấy thương thương tội tội. Không phải cây mai ấy không đẹp nhưng nó bị bỏ rơi và thua thiệt đủ đường. Nó cố vươn lên để tranh giành không gian ư?nhưng lại rất lép vế so với những cây cối xung quanh. Nó cũng cố bung nở để phô phang vẻ đẹp ư? thì lại bị những ngổn ngang cỏ rác lấn lướt. Nó mang thân phận của một vẻ đẹp bị bỏ rơi. Thật đáng tiếc thay.

    Trả lờiXóa
  3. Anh thấy cây hoa mai nhà HỒNG NGA sống tự nhiên trong khu vườn khoáng đạt vẫn có những vẻ đẹp riêng của nó...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng vậy anh ạ.HN rất vui vì anh tới thăm.

      Xóa
    2. Mình chưa tìm hiểu về nghệ thuật bon sai nên không rõ lắm về loại hình này. Tuy nhiên cứ nhìn cách cắt tỉa phổ biến hiện nay thì quả là mình thấy nó gò bó và hình như rập khuôn máy móc thế nào ấy. Nó có vẻ na ná nhau vừa cứng nhắc lại vừa rất tù túng. Vì vậy mình thấy vẻ đẹp của cây tự nhiên nó phóng khoáng, khoáng đạt và thiên hình vạn trạng hơn. Có cây mềm mại mà khỏe khoắn, có cây vững trãi mà ngang tàng... Như cây mai nhà Hồng Nga mình thấy nó đẹp tự nhiên, bình dị mà vẫn rất mềm mại phóng khoáng (nếu bạn dọn sạch sẽ những thứ linh tinh quanh nó) thì nó càng thêm đẹp đấy.
      Tuy vậy những cây mai mà Hồng Nga ủ rốn mang về đây thì quả là đẹp thật bạn ạ. Một vẻ đẹp rất nghệ thuật mà với vốn ngôn ngữ nghèo nàn như mình đành bất lực không thể tả nổi. Chỉ biết rằng nó vừa tinh khiết vừa cổ kính, vừa biến hóa mềm mại lại vừa khỏe khoắn đầy sức sống. Nhất là cái cây trong (hình như là một gốc nũa nào đấy). Thật tuyệt! Mình xin nó mang về trang blog của mình nhé Nga

      Xóa
    3. Vâng,taọ dáng cho cây nó có vẻ đẹp riêng,nhưng em luôn thích cảnh tự nhiên chị ạ.

      Xóa
  4. Cây nào cũng đẹp,cây mai trong ảnh cuối là đẹp nhất.

    Trả lờiXóa
  5. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  6. đẹp của bon sai la vẻ đẹp tự nhiên ,vẻ đẹp hoang sơ
    Con người cũng muốn vẻ hoang sơ nên cố tìm cách thể hiện và những thể hiện đó đc thêm từ chuyên nghiệp tiếng tây bon saii cho thêm phần giá trị
    Thuở ông ta xưa cũng đã gữi hồn thơ vào các thế bonsai truyềni hộ các tứ thơ tuyệt tác ,câu danh ngôn ý nghĩa thể hiện tính cách con người ...
    Trả lờiXóa

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Họ hình dung,cây bonsai đó là cây đại thụ,họ bé tí tẹo như con kiến,họ hình dung đó là cây đại thụ mà con kiến đang nhìn,nếu đúng họ đang là kiến hoặc sâu bọ,thì nhìn bonsai thật tuyệt vời.

      Chúc cụ N.D L.H luôn khỏe,luôn "nhanh như sóc,mạnh như hổ"!

      Xóa
  7. Đã là cùng giống, cùng loài, cùng họ thì hoa mai nào mà chẳng giống nhau?
    Còn cái ta gọi là "thế" của cây thì có khác, bởi ý mỗi người đều riêng rẽ, không giống nhau. Người thích dáng (thế) này, người kia lại thích thế khác... Theo anh thì chính cây hia mai nhà em lại thấy vẻ đẹp tự nhiên hơn cây trong "cá chậu, chim lồng"!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế là em và anh đã "đồng thanh tương ứng,đồng thế tương cầu" rồi anh ạ.

      Làm thông gia anh nhé?

      Xóa
  8. Đang tự do phát triển
    Bắt theo ý của ai
    Đẹp thì đẹp thật đấy
    Nhưng lại sai quy luần(luật)
    .
    Em khoe bất động sản(Đất đai) Hơi bị khéo đấy Nga ơi!!
    (Chắc đang chuẩn bị kén chồng chăng - Hí! Hí! Hi hi hi hi)

    Trả lờiXóa

* Các bạn có thể copy link hình và dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ*