Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

TỪ TRANG BẠN.

Xin bà con cô bác đọc trước khi đi ngủ ,vì đọc chuyện vui luôn dễ ngủ đó.        

      (đăng trên "nhiều chuyện" blogspot)
--------------

"ĐỒNG TIỀN ĐI TRƯỚC LÀ ĐỒNG TIỀN KHÔN"
*******************


Ông Thầy Thuốc

 Xã hội ngày nay có ba ông thầy bảnh chọe nhất, đó là Thầy bói, thầy thuốc và thầy giáo. Hôm nay mình chỉ nói về “thầy thuốc”

Như chuyện ở bệnh viện tỉnh Đồng Tháp, Phạm hửu Lợi, 27 tuổi bị tai nạn giao thông đưa đến cấp cứu, bs siêu âm nạn nhân bị vở lá lách cần mổ gấp, và yêu cầu mua máu, lúc đó người nhà nạn nhân chưa đến kịp nên chưa có tiền, những bạn bè đưa đi thì không sẳn có tiền và điện thoại về nhà kêu mang tiền ra, (nhà cách 16km) Các bs cứ để mặc nạn nhân oằn quại sắp chết chứ nhất quyết chờ đóng tiền mới xử lý. May là người nhà mang tiền ra kịp nếu không thì toàn bộ ban trực phòng cứu cấp sẻ dửng dưng nhìn một con người đi dần vào cái chết một cách nhẩn tâm.
Mọi người chưa hết bàng hoàng sau vụ tiêm chủng vaccine viêm gan B tại Bệnh viện huyện Hướng Hóa, Quảng Trị làm 3 trẻ sơ sinh tử vong, gần đây lại thêm một cú sốc nữa trước thông tin một trẻ sơ sinh suýt bị chôn sống vì sự tắc trách của một số y bác sĩ Bệnh viện Nhi Quảng Nam vào chiều 4-8.
nỗi bức xúc còn được đẩy lên đỉnh điểm khi mới đây khi vụ “nhân bản” hàng ngàn kết quả xét nghiệm dùng cho nhiều bệnh nhân bị phanh phui ngay tại Bệnh viện huyện Hoài Đức của Hà Nội. Theo tố cáo của một số nhân viên tại đây thì giám đốc bệnh viêïn và trưởng khoa xét nghiệm đã thỏa thuận, liều lĩnh cho nhân viên in hàng loạt các kết quả xét nghiệm của một mẫu máu và trả cho nhiều người. Việc làm trên nhằm móc túi người bệnh và bòn rút tiền bảo hiểm. Đáng lo ngại hơn, việc “nhân bản” kết quả xét nghiệm dẫn đến nhiều bệnh nhân khác xa nhau về bệnh án, lứa tuổi nhưng đều có chung một kết quả xét nghiệm và điều này sẽ khiến việc điều trị cho người bệnh không chính xác, thậm chí còn gây nguy hiểm đến tính mạng. Điều nầy đồng nghĩa với hành động cố ý giết nhiều ngươi.
Chuyện trẻ sơ sinh suýt bị chôn sống ở Quảng Nam có thể còn bào chữa rằng do sơ suất và trình độ chuyên môn của cán bộ y tế còn hạn chế, thì vụ “nhân bản” kết quả xét nghiệm ở Bệnh viện huyện Hoài Đức không thể có bất cứ lý do gì để biện minh! Bởi lẽ sai phạm nghiêm trọng này kéo dài cả năm trời và có hệ thống từ lãnh đạo bệnh viện tới trưởng khoa xét nghiệm và nhiều cán bộ y tế.
Những vụ đầy tai tiếng trên dù không xảy ra cùng thời điểm, cùng một nơi nhưng tất cả điều liên quan tới công tác khám chữa bệnh, cũng như tới một số người được xã hội coi trọng gọi bằng hai từ “Thầy thuốc”. Đau đớn hơn, điều này cũng đồng nghĩa với việc y đức và trách nhiệm của người cán bộ y tế trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người dân đang suy thoái. Tất nhiên sự xuống cấp y đức, tiêu cực trong lĩnh vực y tế không phải xảy ra ở tất cả bệnh viện hay mọi cán bộ y tế. Thế nhưng có một thực tế không thể phủ nhận được, đó là tiêu cực trong khám chữa bệnh và xuống cấp y đức ngày càng trở nên trầm trọng, gây bức xúc, khổ sở cho người bệnh.
Vụ em Hiền ở cà mau được người dì ruột là Nguyễn Thị Phúc chăm sóc tại Bệnh viện Năm Căn. Chị Phúc kể: “Bác sĩ khám và nói cháu tôi khỏe, kêu chở về. Tôi thấy cháu quằn quại, không nói năng gì được nên xin bác sĩ cho chở cháu vô viện lại. Sau đó cháu mê man suốt, đến nửa đêm 28-6 thấy cháu thở “hơi lên” như trăng trối, tôi và má của tôi kêu cửa bác sĩ trực.
Bác sĩ khám rồi nói cháu tôi giả bộ, không sao hết, nằm tới sáng sẽ khỏe, rồi bỏ về ngủ tiếp. Mấy lần kêu sau bác sĩ cũng nói đừng làm phiền giấc ngủ của bác sĩ. Đến khoảng 4g sáng 29-6, cháu tôi trào nước mắt, tắt thở”.
Chứng kiến cái chết của Hiền, ông Nguyễn Văn Tuấn, bị cụt hai chân, đang nuôi con bệnh tại bệnh viện, nói: “Con tôi nằm cạnh giường cháu Hiền, đêm cháu Hiền chết tôi thấy người nhà cháu đập cửa cầu cứu bác sĩ trực sáu lần, bác sĩ coi qua loa rồi đi ngủ, nói con bé không có bệnh, chỉ giả bộ vì mắc cỡ. Nếu lúc bà ngoại vàdì ruột cháu Hiền quỳ lạy xin bác sĩ cho chuyển viện, bác sĩ này đồng ý thì chưa chắc con bé chết”.

Rất nhiều chuyện về ông”thầy thuốc” mà mổi khi nhắc lại ai cũng ngậm ngùi.
Ông bác sỉ cố tình kê toa nhiều biệt dược không cần thiết để hưỡng huê hồng cao.
Bác sĩ khám bệnh chỉ định siêu âm nhiều người không cần thiết để tăng doanh thu .
Tiêu cực, vấn nạn “phong bì”, “hoa hồng” hay “lại quả” đang lan tràn khắp xã hội, song một khi để chúng lan tràn vào hệ thống y tế thì hậu quả sẽ khôn lường. Khi đó cái giá phải trả không thể chỉ tính bằng tiền bạc, mà bằng cả tính mạng, đạo đức của con người, không chỉ một thế hệ mà nhiều thế hệ tiếp sau.

Phải chăng thầy thuốc thời hiện đại có trái tim bằng đá. Một con vật  vô cảm?


3 nhận xét:

  1. Hôm trước bà bộ trưởng ngành y nói rồi, đã phân cấp, phân quyền cho cấp dưới rồi, cấp dưới sai thì cấp dưới chịu trách nhiệm.... còn bà thì vô trách nhiệm.... vì thế mà ngành y dạo này lắm chuyện quá

    Trả lờiXóa
  2. Chưa thấy đề cập gì đến thầy bói và thầy giáo như đề dẫn ban đầu!

    Trả lờiXóa
  3. Sự quan liêu nơi nhiều nơi it còn sự kê đơn bán thuốc thì hầu nơi nào cũng có ,còn lại nơi công sở thì qua loa nơi phòng mạch của mình thì siêng vô kể cho nê ND có thơ rằng:
    Thầy thuôc tại viện mặt bỉ sì
    Quát tháo bệnh nhân không biết gì
    Về nhà giờ nghĩ chuyền nước biển
    Tiền ròng bạc chảy bệnh êm khì

    Trả lờiXóa

* Các bạn có thể copy link hình và dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ*