Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2013

Từ "VẦNG NHẬT NGUYỆT":Tết tết tết đến rồi!

DÂN NÔ NỨC ĐI SẮM TẾT.

Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 1

Sắm Tết thời bao cấp chủ yếu dựa vào các cửa hàng mậu dịch. Các cửa hàng được "trang hoàng" các tấm pa-nô, áp phích, trang trí cho có không khí ngày Tết.
Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 2
Ai cũng lo lắng làm sao mua cho hết tiêu chuẩn... Tết của nhà mình. Từ ngày 20 Tết, các cửa hàng bách hóa bắt đầu đông nghịt.
Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 3
Cảnh xếp hàng dài chờ đến lượt mua hàng cạnh Nhà hát Lớn Hà Nội.
Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 4
Mua vải may quần áo cho trẻ con. 
Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 5
Tết không thể thiếu khoanh giò hay miếng thịt quay.
Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 6
Sau khi sắm đủ nhu yếu phẩm cho ngày Tết, người ta mới ghé qua gian hàng mứt, rượu Tết. Rượu Tết ngày xưa chỉ có rượu cam, rượu chanh. Xịn nhất là rượu Nàng Hương.
Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 7
Ở đâu người ta cũng thông báo những mặt hàng Tết như thế này, nhưng nếu không mua nhanh sẽ hết.
Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 8
Chỉ một chút mứt thập cẩm, đựng trong hộp bìa mỏng manh nhưng cũng đủ để mọi người cảm nhận không khí Tết đang về với từng nhà.
Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 9
Mứt Tết và bánh chưng là 2 thứ không thể thiếu trong Tết cổ truyền của người Việt.
Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 10
 Tranh Tết, lịch Tết, câu đối Tết bày bán ở vỉa hè dành cho khách mua về treo hay làm quà cho gia đình.
Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 11
Quầy bán tranh, hoa Tết...

Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 12
Bàn đổi tiền lẻ những ngày giáp Tết rất đông.
Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 13
Cửa hàng bán pháo ngày Tết báo hiệu xuân mới về, năm cũ qua đi, đón chào một năm mới.
Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 14
Những đứa trẻ thời bấy giờ luôn bị thu hút bởi những chùm pháo đỏ, hồng tại cửa hàng tạp hóa như thế này.
Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 15
Ngày giáp Tết, tàu xe đi lại rất khó khăn. Nhiều người phải thay nhau sắp hàng mua vé tàu suốt mấy ngày đêm may ra mới mua được vé. Không mua được vé, nhiều người phải ngồi trên nóc tàu.
Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 16
Ô tô ngày Tết cũng chen chúc không kém gì tàu hỏa.

... tới khung cảnh Tết đến mọi nhà...

Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 17
Sau bao ngày tất tả chuẩn bị Tết, cuối cùng mọi việc đâu cũng vào đấy. Chiều 30, mọi người trong gia đình quây quần quanh mâm cỗ tất niên.
Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 18
Tiếng pháo nổ đì đùng mỗi khi Tết đến luôn ở mãi trong tâm trí của mỗi người. Nó báo hiệu xuân đã tới, một năm mới đã sang.
Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 19

Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 20
Những đứa trẻ thích thú kiếm tìm với hy vọng nhặt được quả nào chưa nổ trong đống xác pháo rải đầy mặt đất.
Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 21
Đường phố Hà Nội những ngày Tết.
Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 22
Đồng tiền lì xì cho trẻ em thời đó.
Khi Tết qua đi...
Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 23
Sau Tết, mọi người bắt đầu trở lại với công việc của mình.
Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 24
Với mỗi người làm ăn xa, giây phút ấm áp được trở về đoàn tụ bên gia đình những ngày Tết tuy ngắn ngủi nhưng sẽ là động lực giúp họ cố gắng làm việc trong suốt năm tới.

7 nhận xét:

  1. Sao không sang bà TƯ mà mua lai kho tem phiếu thời bao cấp -nói khó chắc bà ấy để lại cho đấy . Chắc chắn bộ sưu tập sẽ hoàn chỉnh hơn !

    Trả lờiXóa
  2. Thật bất ngờ và xúc động trước tập ảnh bạn sưu tầm được.
    Chúc H.N ngày chủ nhật như ý!

    Trả lờiXóa
  3. Những hình ảnh của 30 năm trước! lúc đó em bao nhiêu tuổi?em đang ở đâu? có cảm nhận được gì không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chị yêu quý! Em đang trong bụng mẹ,mẹ em kẻ rằng:mọi thứ đều phân phối,từ 25 gam lương thực,bột mì độn mọt,gạo cho vào rá đãi nó nổi như bèo,mì chính ư? Mẹ em nói:câu "quý như mỳ chính cánh"."Mặt thượt như mất sổ gạo"...rồi CON PHE,mẹ em nói rằng:có cái tem lương thực 1 kg,mua của chính phủ mất 3 hào 6,nhưng bán ra được 3 đồng (lương mẹ em thời đó được 40 đồng).Mẹ em còn kể:tay cắp em,tay nhóm lò than(mua theo phiếu),nấu tý cơm,ăn vội với nước gạo rang cháy pha muối,còn lại cho cạp lồng nhôm,đạp xe 7 cây số đến chỗ làm(trên đường đi mẹ em gửi em vào nhóm trẻ-một căn nhà bé tẹo,chật lắm).
      Em cảm nhận thời đói khát vĩ đại chị à...và em cũng ĐƯỢC HƯỞNG NÓ RỒI,bởi em sinh ngày 5/8/1964-năm mà bố em nói người Mỹ gây ra vụ vịnh Bắc bộ.
      Chị luôn khỏe nhé!

      Xóa
  4. Sao không lấy nốt số tem phiếu về cất đi . người già lẩm cẩm làm mất thì phí lắm . Báu vật đấy ! Người đáo để ạ !

    Trả lờiXóa
  5. Dân ta, hình như lúc nào cũng.....vội !
    Xưa, không biết xếp hàng, nay....cũng thế !
    Buồn !

    Trả lờiXóa

* Các bạn có thể copy link hình và dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ*