Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013
ĐÁM CƯỚI THỜI XƯA.
Thời xưa là mình nghĩ,nhưng cụ già kể chuyện này,cụ ấy nói: mới ngày hôm qua...
Cụ già ấy (tạm gọi thế,bởi cụ ấy nói chỉ kém bác Lành "cành táo đầu hè rung rinh quả ngọt" chục tuổi.)
Cụ kể:
Năm 1956,57,58 của thế kỷ hai mươi,có những đám cưới theo dạng "đời sống mới"-nghĩa là không có cỗ bàn chi cả.
Đám cưới có thể tổ chức cho một đôi,có thể cho nhiều đôi,gọi là "cưới tập thể".
Gia đình và "đoàn thể" chạy long tóc gáy từ sáng,mượn mọi thứ bàn ghế đủ chủng loại trong thôn,mang về "gia chủ",kê trên nền sân đất-trước một mái lều tranh.
Cũng có "bàn thở"nghiêm chỉnh (kê hai bàn lên cao,đằng sau có tấm phông bằng cót đan).
Ba bức ảnh to,ông Lê Nin,ông Xịt Ta Lin,ông Mao nốt ruồi.
Ảnh Bác Hồ để thấp hơn.
Hai lọ lục bình lớn,cũng đút vào đó đủ loại hoa mà mọi người kiếm được: hoa dâm bụt,hoa dại.
Cô dâu chú rể diện phết: Áo phin,quần thâm.Các vị đại diện chính quyền cũng đến,áo nâu,chân đất.Có vị còn cẩn thận mang theo điếu cày.
Có thuốc lá,thuốc lá cuộn bằng giấy phơ luya.
Trẻ con thì nhiều.Chúng bu quanh sân.Chúng đến không vì kẹo (mà làm gì có kẹo kia chứ).Chúng đến nghe những bài hò: "hò lơ...hó lơ....ối ối ai đi hò lờ..."
Mở đầu cuộc "Lễ thành hôn",ông đại diện nhà nước lên cái bàn ọp ẹp.Ánh đèn măng xông rực rỡ một góc sân.(Đèn sáng như thế hiếm lắm.Một đêm tốn những 2 lí dầu hỏa cơ.)
Ông trịnh trọng:
-Kính thưa quan viên hai họ.
nghĩ một lúc,không biết kính thưa cái gì nữa,ông nhìn lên "bàn thờ",ông tiếp tục:
-Kính thưa..ông trán hói....ông râu vểnh,kính thưa...ông có nốt ruồi ...
Trẻ con thấy lạ,chúng cười to.
Ông tiếp:
-Kính thưa hai lọ lục bình
-Kính thưa các gia đình quân nhân...
Lũ trẻ càng cười to.Tức quá,ông quay lại:
TỊT MẸ LŨ THIẾU NHI!
Trong không khí ồn ã,rồi khách đến dự trao cô dâu chú rể chiếc nồi,chiếc áo sơ sinh cũ làm quà cưới,các cụ già hút thuốc cuộn khét mù,các bà nhai trầu bỏm bẻm,các thiếu nữ xì xào hôm nay cô dâu xinh...
Đám cưới không rượu chè,không tiệc tùng .
Dù sao cũng là một thời để nhớ.
Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013
Quyền lực của phân và CÁC MÓN ĂN TỪ PHÂN
Ngày xưa,đã lâu lắm, không nhớ rõ giờ nào,phút nào...thủa còn học trường làng, thầy giáo của HN kể:
Lúc tan học,trời đổ mưa rất to,các trò không thể nào về được.Để học trò đỡ sốt ruột,thầy đồ nói:
-Các trò về chỗ ngồi ,thầy ra vế đối,các con đối thử nhé.
Trò dạ ran. Thầy đồ đọc:
VŨ VÔ KIỀM TỎA NĂNG LƯU KHÁCH.
(Thầy giải thích là mưa không phải khóa mà giữ được khách).
Nhiều trò đối hay,chuẩn. Có một trò xin phép thầy rồi đối:
PHÂN BẤT UY QUYỀN DỊ SỬ NHÂN.
Thầy khen vế đối chuẩn,nhưng cuộc đời trò sau này không được thanh cao đâu.
Thầy khen vế đối chuẩn,nhưng cuộc đời trò sau này không được thanh cao đâu.
Cũng rất chỉnh,Đúng thế,phân (cứt) thì có quyền gì mà sai khiến được người,kể cả hoàng đế.Vậy suy ra CỨT có quyền tối cao .
*******
Không những phân có quyền sai khiến bất cứ ai,mà từ phân cũng sẽ là những món ăn ngon:
Một bãi phân như thế này (phân sạch,chưa lẫn tạp chất):
Đã được chế thành miếng thịt hấp dẫn:
Chế thành bít-tết kẹp trong bánh mỳ:
Hấp dẫn chưa?
(Nhà khoa học Nhật bổn Ikeda với thức ăn chế từ cứt sạch)
Nhưng những món chế biến từ phân người,giá thành rất cao,nên các nhà s.x nói rằng hiện tại chỉ có các quan lớn hoặc các đại gia,các cô người mẫu chân dài mới đủ tiền dùng.
Thì thôi,giới bình dân dùng khoai sắn vậy.
Phân là nguyên liệu chính của nhiều món đặc sản nổi tiếng trên thế giới.
Nặm pịa là một món ăn đặc trưng của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam. Trong món ăn này “pịa” là phân non nằm giữa đoạn dạ dày và ruột già của trâu, bò, dê, được lấy ra rồi nêm gia vị, cho thêm nội tạng các loài vật ăn cỏ bao gồm dạ dày, tiết, lòng, tim gan, phèo phổi thập cẩm phế lù đem ninh nhừ, trở thành món Nậm pịa. Nó cũng có thể được dùng như một thứ nước chấm đồ nướng.
Nếu ở Việt Nam “pịa” bị phần lớn mọi người coi là một thứ kì dị thì ở Lào lại là một món khá quen thuộc. Ngay tại thủ đô Viêng Chăn, không khó để tìm ra những hàng đồ nướng ăn kèm nước chấm làm từ phân dê non.
Cà phê chồn là một sản phẩm “huyền thoại” của ngành sản xuất cà phê Việt Nam, với giá bán lên tới 3.000 USD mỗi kg. Nguyên liệu chính của cà phê chồn Việt Nam là phân chồn hoang dã chứa hạt cà phê, thành phẩm cúa quá trình tiêu hóa những quả cà phê chín mọng – thức ăn ưa thích của loài chồn. Nguyên liệu thô được thu mua với giá từ 1 đến 10 triệu đồng mỗi kg tùy loại rồi tiến hành tinh chế một cách thủ công và rất cầu kỳ.
Indonesia cũng có một sản phẩm tương tự cà phê chồn của Việt Nam, gọi là Kopi Luwak. Kopi nghĩa là cà phê và Luwak là tên của một loài cầy chuyên ăn quả cà phê và “ị” ra thành phẩm. So với cà phê chồn của Việt Nam, Kopi Luwak rẻ hơn nhiều – khoảng 600 USD/kg, do loại cà phê này được thu hoạch từ quá trình ép cầy ăn cưỡng bức chứ không phải sản phẩm thu lượm ngoài tự nhiên.
Không chịu thua những con vật nhỏ bé, các chú voi khổng lồ cũng góp… phân của mình cho ngành sản xuất cà phê. Đó là loại cà phê phân voi nổi tiếng ở khu vực phía Bắc Thái Lan. Một kg cà phê phân voi có giá khoảng 1.100 USD. Theo nhà sản xuất, ngoài hương vị đặc biệt do quá trình lên men tự nhiên trong ruột voi, loại cà phê này còn có vị… trái cây do được tiêu hóa cùng với chuối, mía và một số loại khác.
Nếu
vùng Đông Nam Á có các loại cà phê làm từ phân chồn, cầy, voi, thì
Trung Quốc lại có loại trà hảo hạng làm từ… phân gấu trúc. Đây là sản
phẩm của Anshi, một nhà khoa học Trung Quốc. Theo nhà khoa học này thành
phần chính trong sản phẩm trà của ông là phân gấu trúc, được sản xuất
bằng một công nghệ rất độc đáo, có hương vị tuyệt vời và giá thành lên
đến 50.000 bảng Anh (tương đương 1,61 tỷ đồng) một kg.
(St từ mạng và thudan 360.com)
Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013
PHÓNG SINH
Anh trai H.N bẫy được con chuột.Đáng ghét cho con vật này,bầy mâm quả thờ tổ tiên,không biết nó xin phép các cụ chưa mà đêm đã tha mỗi quả một nơi,gặm nham nhở.Nếu biết tiết kiệm thì ăn một quả thôi,còn đỡ tức.
Anh định giết nó bằng ngạt nước(dìm xuống nước).Nếu lắc chết nó trong bẫy,mùi tỏa ra,đứa khác không dám vào,anh bảo thế.
Anh đọc bài thi hành án tử hình,có chị bảo "tiêm thuốc độc là nhân đạo",anh cười-một nụ cười đau khổ!
Anh rời máy tính,ra ngoài.Một lát sau anh quay về,anh nói rất vui:
-Anh phóng sinh rồi!
-Gì hả anh?
-Con chuột ấy.Trời đất sinh ra nó ,nó phải ĐƯỢC ĂN,mặc thì nó không cần,vì có nhiều lông rồi.Nó không biết cày cuốc,không biết lập dự án nọ kia,nhất là nó chẳng có quyền gì để vơ vét của anh em mình.Nó ăn vụng vài quả trên bàn thờ mà nỡ tước sinh mạng nó ư?Thế còn nhiều con chuột làm KHUYNH GIA BẠI SẢN BAO NGƯỜI,LÀM LỆCH CÁN CÂN CÔNG LÝ,TRÁI ĐẠO TRỜI VÀ KHIẾN MUÔN NGƯỜI OÁN HẬN,nó có bị giết đâu?
Con chuột anh bắt, cũng biết sợ,biết đau em ạ.
-Anh thả nó,nhỡ nó trả thù thì sao?
Không bao giờ! Em suy từ giống gì ra thế?
.................................
Anh còn nói nhiều,HN phải đi rửa bát sau bữa ăn trưa,không nghe hết.
NAM MÔ BẢN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT! THA KẺ ĐÁNG THA LÀ ĐÚNG.
Con chuột đã giết được mấy người trên mặt đất này!
Anh định giết nó bằng ngạt nước(dìm xuống nước).Nếu lắc chết nó trong bẫy,mùi tỏa ra,đứa khác không dám vào,anh bảo thế.
Anh đọc bài thi hành án tử hình,có chị bảo "tiêm thuốc độc là nhân đạo",anh cười-một nụ cười đau khổ!
Anh rời máy tính,ra ngoài.Một lát sau anh quay về,anh nói rất vui:
-Anh phóng sinh rồi!
-Gì hả anh?
-Con chuột ấy.Trời đất sinh ra nó ,nó phải ĐƯỢC ĂN,mặc thì nó không cần,vì có nhiều lông rồi.Nó không biết cày cuốc,không biết lập dự án nọ kia,nhất là nó chẳng có quyền gì để vơ vét của anh em mình.Nó ăn vụng vài quả trên bàn thờ mà nỡ tước sinh mạng nó ư?Thế còn nhiều con chuột làm KHUYNH GIA BẠI SẢN BAO NGƯỜI,LÀM LỆCH CÁN CÂN CÔNG LÝ,TRÁI ĐẠO TRỜI VÀ KHIẾN MUÔN NGƯỜI OÁN HẬN,nó có bị giết đâu?
Con chuột anh bắt, cũng biết sợ,biết đau em ạ.
-Anh thả nó,nhỡ nó trả thù thì sao?
Không bao giờ! Em suy từ giống gì ra thế?
.................................
Anh còn nói nhiều,HN phải đi rửa bát sau bữa ăn trưa,không nghe hết.
NAM MÔ BẢN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT! THA KẺ ĐÁNG THA LÀ ĐÚNG.
Con chuột đã giết được mấy người trên mặt đất này!
LÀM SẠCH MÔI TRƯỜNG
Điểm mặt những tử tù khét tiếng chờ ngày tiêm thuốc độc
Tử tù đầu tiên tiêm thuốc độc đã bị thi hành án, các trường hợp tiếp theo sẽ là những tử tù nào?
Tử hình bằng tiêm thuốc độc đã được áp dụng
|
Luật thi hành án hình sự có hiệu lực từ ngày 1/7/2011. Theo đó việc thi hành án tử hình được thay đổi từ hình thức xử bắn sang tiêm thuốc độc đối với tử tù.
Tử tù nào là người cuối cùng bị xử bắn, trong khi đó ai sẽ là tử tù đầu tiên bị tiêm thuốc độc. Bên cạnh đó sắp tới sẽ có nhưng tử tù khét tiếng nào khác sẽ bị thi hành án tử hình?
Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013
CON GÁI VIỆT MẶC QUẦN ĐÙI RA ĐƯỜNG QUỐC LỘ TỪ BAO GIỜ?
Gió mùa về.Trời lạnh.H.N phải mặc thêm chiếc quần thâm nữa.Một chiếc quần bằng vải fips cũ không đủ ấm.
Hồng Nga đi chơi. Làm "khách không mời".
Nhà đầu tiên là nhà anh Nguyễn Ánh Nhật có bài:"PHỤ NỮ VIỆT NAM BIẾT MẶC QUẦN TỪ BAO GIỜ"
HN còm rằng: con gái V.N biết mặc quần từ khi thấy cởi truồng là xấu hổ.Khoảng 12 tuổi nếu ở nông thôn,19 tuổi nếu ở NAM HỒNG-NAM SÁCH,và 10 tuổi nếu ở thành phố...
Chuyện cũng vui. Từ ý tưởng của bài này.H.N chợt nghĩ: Sao không tìm hiểu chuyện con gái V.N mặc quần đùi ra đường quốc lộ từ khi nào?
Các chị kể: Xưa (không xa),trước năm 75 của kỷ hai chục,phụ nữ mặc quần thâm.Ai xắn quần quá gối cũng không dám.(Làng Ngang có vũng lội mà đàn bà đi qua xắn quần quá gối đã làm ông CUỘI "cứng con BỌI rồi"-Nguyễn Khuyến viết bài Vũng lội Làng Ngang)
Thế thì từ bao giờ,gái Việt rất hãnh diện mặc quần đùi ra đường quốc lộ-việc mà ĐÀN ÔNG rất ngại làm???
Các bác nhớn tuổi giải thích:
Xưa lam lũ,đàn bà có cặp đùi như vành nón chặt đôi,nên ai muốn khoe làm gì!
Các cụ ngày xưa ngại nhòm đùi công khai,chỉ dám nhòm trong buồng,dưới ánh đèn Hoa Kỳ.nhưng nhờ "Âu hóa" từ thời Vũ Trọng Phụng,nên có những cuộc thi "HOA HẬU".
Nay bọn nhỏ không phải gánh gồng,không mang vác nặng nên chân chúng thẳng hơn,dài hơn.
Các bé gái thấy những bậc cha chú mắt cứ dán vào những cặp đùi dài,trắng muốt,nên các cháu nghĩ: các bác thèm đùi...
Rồi nhiều bé gái tinh ý,khi ra đường bằng chiếc quần đùi,gặp các chú các bác,không thấy ai nhòm,nhưng các bé thấy đùi cứ ran rát...
Và các bé quyết tâm mặc quần đùi.Người nọ theo người kia.Trên facebook có bé nói:
(váy thời chưa xa)
" MẶC THẾ CHO CHÚNG NÓ THÈM!"
Chắc phong trào "GÁI MẶC QUẦN ĐÙI KHOE CHÂN RA ĐƯỜNG QUỐC LỘ" chỉ xuất hiện cách đây vài năm.
Người từng trải nói: Mai sẽ không còn.
Với HN thì nghĩ: HÃY ĐỢI ĐẤY!
Quần đùi thời nay(giúp người ta hình dung đủ thứ).
Các bé ứ biết rằng "NHÌN CÒN TỆ HƠN LÀ SỜ MÓ".
Hồng Nga đi chơi. Làm "khách không mời".
Nhà đầu tiên là nhà anh Nguyễn Ánh Nhật có bài:"PHỤ NỮ VIỆT NAM BIẾT MẶC QUẦN TỪ BAO GIỜ"
HN còm rằng: con gái V.N biết mặc quần từ khi thấy cởi truồng là xấu hổ.Khoảng 12 tuổi nếu ở nông thôn,19 tuổi nếu ở NAM HỒNG-NAM SÁCH,và 10 tuổi nếu ở thành phố...
Chuyện cũng vui. Từ ý tưởng của bài này.H.N chợt nghĩ: Sao không tìm hiểu chuyện con gái V.N mặc quần đùi ra đường quốc lộ từ khi nào?
Các chị kể: Xưa (không xa),trước năm 75 của kỷ hai chục,phụ nữ mặc quần thâm.Ai xắn quần quá gối cũng không dám.(Làng Ngang có vũng lội mà đàn bà đi qua xắn quần quá gối đã làm ông CUỘI "cứng con BỌI rồi"-Nguyễn Khuyến viết bài Vũng lội Làng Ngang)
Thế thì từ bao giờ,gái Việt rất hãnh diện mặc quần đùi ra đường quốc lộ-việc mà ĐÀN ÔNG rất ngại làm???
Các bác nhớn tuổi giải thích:
Xưa lam lũ,đàn bà có cặp đùi như vành nón chặt đôi,nên ai muốn khoe làm gì!
Các cụ ngày xưa ngại nhòm đùi công khai,chỉ dám nhòm trong buồng,dưới ánh đèn Hoa Kỳ.nhưng nhờ "Âu hóa" từ thời Vũ Trọng Phụng,nên có những cuộc thi "HOA HẬU".
Nay bọn nhỏ không phải gánh gồng,không mang vác nặng nên chân chúng thẳng hơn,dài hơn.
Các bé gái thấy những bậc cha chú mắt cứ dán vào những cặp đùi dài,trắng muốt,nên các cháu nghĩ: các bác thèm đùi...
Rồi nhiều bé gái tinh ý,khi ra đường bằng chiếc quần đùi,gặp các chú các bác,không thấy ai nhòm,nhưng các bé thấy đùi cứ ran rát...
Và các bé quyết tâm mặc quần đùi.Người nọ theo người kia.Trên facebook có bé nói:
(váy thời chưa xa)
" MẶC THẾ CHO CHÚNG NÓ THÈM!"
Chắc phong trào "GÁI MẶC QUẦN ĐÙI KHOE CHÂN RA ĐƯỜNG QUỐC LỘ" chỉ xuất hiện cách đây vài năm.
Người từng trải nói: Mai sẽ không còn.
Với HN thì nghĩ: HÃY ĐỢI ĐẤY!
Quần đùi thời nay(giúp người ta hình dung đủ thứ).
Các bé ứ biết rằng "NHÌN CÒN TỆ HƠN LÀ SỜ MÓ".
Bài thơ "NGUYÊN TIÊU"
Ta hình dung: một đêm trăng tròn đầu tiên của năm mới,trên một chiếc thuyền lẫn trong khói sương (đầu năm còn rét,hơi nước bốc lên thành "khói sương",tức
sương mù),cụ Hồ cùng các đồng chí của mình trên thuyền đó bàn chuyện cơ mật (còn tại sao không họp trong rừng thì chịu).Nửa đêm xong việc,thuyền quay mũi về chỗ ở,thuyền lúc này như chứa đầy trăng.
Đã có nhiều người dịch bài này.Hình như ông Xuân Thủy là người dịch đầu tiên,nhưng các bậc lão làng nhận xét là chưa đạt (chuyển dạng thơ THẤT NGÔN TỨ TUYỆT thanh LỤC BÁT và dịch còn thiếu ý...)
Bài của ai đó (quên tên vì HN đọc lâu ngày thì câu cuối lại không có đoạn"dạ bán quy lai".
Dạo này rau đắt như gạo,hết hàng sớm,H.N múa rìu đăng lại,biết đâu những cây đa cây đề làng Hóp cũng như các cô bác,anh chị nhiều nơi lại dịch hay hơn.
Xin mời ạ.
NGUYÊN TIÊU
KIM DẠ NGUYÊN TIÊU NGUYỆT CHÍNH VIÊN
XUÂN GIANG,XUÂN THỦY TIẾP XUÂN THIÊN
YÊN BA THÂM XỨ ĐÀM QUÂN SỰ
DẠ BÁN QUY LAI NGUYỆT MÃN THUYỀN.
(Các bác ấy giải nghĩa KIM DẠ là " đêm nay" -cũng như KIM THIÊN là " hôm nay".
YÊN BA là "khói sóng"...)
Nếu chép được HÁN TỰ thì các cụ các bác dễ biết rõ nghĩa của từng chữ,vì âm hán việt có nhiều từ đồng âm nhưng khác nghĩa hoàn toàn,như "thiên" có chữ nghĩa là "nghìn",có chữ nghĩa là "trời",nhưng người Tầu nói KIM THIÊN là" hôm nay",họ không nói hoặc viết là "kim nhật"v.v...)
Vậy nghĩa của bài ấy như thế này :
(Đêm nay rằm tháng Giêng trăng rất tròn.Sông xuân,nước xuân liền trời xuân.Sâu trong làn khói sương (của mặt sông) bàn chuyện quân sự.Nửa đêm trở về(chỗ ở thì thấy,hoặc cảm giác là) đầy thuyền trăng.)
Ông XUÂN THỦY dịch:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
---
(H.N thấy chưa sát bởi: "rằm xuân" còn có thể là rằm tháng Hai,tháng Ba. Bài dịch còn bỏ 4 từ "yên ba thâm xứ ... nên có người nói "chưa đạt" cũng có lý)
Một người nào đó đã dịch:
Đêm tết Nguyên tiêu nguyệt sáng ngời
Xuân sông xuân nước lẫn xuân trời
Khói sương nơi vắng bàn quân sự
Đêm xuống đầy thuyền ánh nguyệt soi
---------
( Người ta lại thấy câu đầu không dịch thoát chữ NGUYỆT.Câu cuối "Đêm xuống đầy thuyền ánh nguyệt soi" thì thiếu so với nguyên tác "dạ bán quy lai")
DỊCH THOÁT,DỊCH SÁT quả là không dễ!
Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013
NHẬN XÉT CỦA BỀ TRÊN
Một số chức sắc bề trên nhận xét về tình hình xã hội:
**************
2. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng than “Nhiều vụ án xảy ra tình trạng công an cấp Bộ về làm thay công an cấp tỉnh, cấp tỉnh về làm thay cấp phường. Điều đó cho thấy, cơ chế tố giác tội phạm tại chỗ không phát huy hiệu quả. Mặc dù người dân biết, nhưng họ không muốn tố cáo. Bởi họ xét thấy chẳng có ích gì, chẳng được việc gì”. Ông còn cho rằng, hiện nay, nhiều tội ác man rợ ngang nhiên diễn ra hàng ngày, diễn ra ở khắp các lĩnh vực, ngay cả trong y tế, giáo dục, từ gia đình tới nhà trường. “Mất hết cả nhân tình, đạo lý”.
***************
3. Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương cho rằng, đa phần các vụ án giết người xuất phát sau những cuộc nhậu. “Từ nông thôn tới thành thị ra khỏi cửa đã có rượu. Vì vậy, cần nghiên cứu đưa kinh doanh rượu thành ngành kinh doanh có điều kiện”.
***************
4. Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cho rằng, nguyên nhân sâu xa của thực trạng trên do đạo đức xuống cấp ở mọi lĩnh vực, y tế, giáo dục, tư pháp, hành pháp. Bà nói “Có phải đạo đức xã hội xuống cấp do người dân nhìn vào một bộ phận cán bộ đảng viên tiêu cực không bị xử lý nghiêm minh?”.
***************
5. “Phải xử lý nghiêm minh những vụ việc vi phạm, tham nhũng, lấy lại lòng tin của dân. Nếu không, dân sẽ còn tự xử mà tự xử rất công khai. Đấy là chưa kể chống lại người thi hành công vụ. Bản thân lực lượng công an phải đổi mới phương thức hoạt động, bây giờ tướng lĩnh nhiều hơn nhưng tình hình lại phức tạp hơn”, Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước đề nghị.
(Nhặt từ HIỆU MINH blog)
CỖ TRUNG THU
Những chiếc bánh trung thu được đặt trên các khu vực nhạy cảm trên cơ thể gần như khoả thân của cô gái, để các chàng trai bịt mắt và ăn chúng.
Hẳn rằng nhằm vượt mặt đàn chị Can Lộ Lộ với những chiêu trò khoe thân, Mạc Lộ Lộ đã nghĩ ra bữa tiệc trung thu da thịt phản cảm.
Ngày 18.9, người đẹp cho mời vài người đàn ông tới nhà dự tiệc trung thu. Mặc độc trên người bộ trang phục nhỏ xíu che hai đầu ngực và khu vực "tam giác mật", người đẹp đặt những chiếc bánh trung thu tại các khu vực nhạy cảm không kém trên cơ thể trắng ngần của mình.
Bữa tiệc càng trở nên phản cảm khi các chàng trai tham gia trò chơi bịt mắt và ăn bánh trên cơ thể cô.
Bữa tiệc hoan lạc càng rơi vào quá đà khi các chàng trai ăn uống say sưa bên bữa tiệc da thịt và Mạc Lộ Lộ không ngần ngại hôn một người đàn ông khá nhiều tuổi.
Bữa tiệc chỉ kết thúc khi bố mẹ cô gái bất ngờ xuất hiện và trách mắng xối xả trước những hành vi được cho là thiếu đạo đức của con gái, các chàng trai cũng lẳng lặng rút lui.
Theo Công lý
BÚP BÊ và người nhớn
Cô búp bê Lào này cũng sẽ thành bà cụ
Anh này độ 20 tuổi
( .....ở khoảng thời gian 50 năm trước)
Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013
THU ĐẾN
Cây cối già nua.Mùa Thu đến
Mặt đất hanh heo.Ngập lá vàng
Mới đó hôm nào:Xuân mơn mởn
Ngó lại đời ta,nghĩ lại càng...
Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013
CỐ SỰ...
Lang lỉnh khắp nơi , tìm cỏ cây chữa bệnh,không ngờ dính phải chuyện xưa-những điều chỉ các anh nhớn tuổi mới hay.
Chuyện này H.N đã từng "nghe trong gió",nhưng không rõ thực hư.
HN cóp lại để - nếu có thời gian-đối chiếu với sự thực lịch sử xem nó ra răng.
(Thôi thì mối thứ biết một tẹo cho thêm cái sự biết,chả lẽ cứ chăm chăm gánh rau thì còn ra gì!)
NGOÀI RA KHÔNG CÓ Ý GÌ KHÁC.
***
Vòng đỏ nơi bom rơi
i
DINH "ĐỘC LẬP" 27-2-1962,sau khi bị lực lượng không quân của chính NGÔ tổng thống ném bom nhằm đưa ông ấy về với ĐỨC CHÚA.(Người phụ nữ xinh xẻo trong ảnh là Trần Lệ Xuân,vợ Nhu cố vấn).
(ảnh trên intenet)
Chuyện này H.N đã từng "nghe trong gió",nhưng không rõ thực hư.
HN cóp lại để - nếu có thời gian-đối chiếu với sự thực lịch sử xem nó ra răng.
(Thôi thì mối thứ biết một tẹo cho thêm cái sự biết,chả lẽ cứ chăm chăm gánh rau thì còn ra gì!)
NGOÀI RA KHÔNG CÓ Ý GÌ KHÁC.
***
DINH ĐỘC LẬP VÀ TRỚ TRÊU NHỮNG NGƯỜI DÍNH ĐẾN NÓ
Ngày 23/2/1868 Thống đốc Pháp đặt viên đá đầu tiên để xây dinh thống đốc Nam Kỳ.
Năm 1871 xây xong Thống đốc Pháp đặt tên nó là dinh Norodom.
Ngày 7/9/1954 Pháp bàn giao cho thủ tướng Ngô Đình Diệm.
Ngày 8/9/1954 thủ tướng Ngô Đình Diệm đổi tên là dinh Độc Lập.
Ngày 27/2/1962 hai nhóm phi công nhóm đảo chính ném bom làm sụp đổ cánh trái của Dinh.
Ngày 1/7/1962 tổng thống Ngô Đình Diệm quyết định san phẳng dinh cũ xây mới theo thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.
Ngày 2/11/1963 tổng thống Ngô Đình Diệm bị giết.
Ngày 31/10/1966 trung tướng Nguyễn văn Thiệu Chủ tịch Ủy ban lãnh đạo quốc gia khánh thành Dinh.
Ngày 8 tháng 4 năm 1975, lúc 8 giờ 30 phút, Nguyễn Thành Trung lái máy bay ném bom Dinh Độc lập. Lần đầu ném 2 quả bom rơi không trúng mục tiêu, lần thứ 2 trúng đích nhưng chỉ có một quả nổ.
Vòng đỏ nơi bom rơi
i
Tổng thống Ngô Đình Diệm là người chủ trương và tổ chức xây dựng nhưng không được hưởng.
Ngày 30/4/1975 xe tăng quân giải phóng húc đổ cánh cổng trái của Dinh, chấm dứt chế độ Việt Nam Cộng Hòa.
Việc này ai tranh công ai dù chỉ có một tăng đâm đổ cổng Dinh mà:
“Thực chất trưa ngày 30/4/1975, đại đội 4 đánh chiếm Dinh Độc lập có hai xe tăng 843 và 390 tiếp cận cổng Dinh Độc lập đầu tiên. Xe 843 dừng lại cổng phụ trái, sau đó, đồng chí Nguyễn Văn Tập, lái xe 390, hỏi tôi: “Thế nào anh Toàn?”, tôi ra lệnh “Tông thẳng vào”. Lập tức xe tăng 390 ( loại T 59 do Trung Quốc sản xuất) được tăng ga, lao thẳng và húc bung hai cánh cổng chính Dinh Độc lập và tiến vào tiền sảnh Dinh Độc lập. Hình ảnh này do một nữ phóng viên người Pháp đã chụp được ngay thời khắc lịch sử lúc bấy giờ. Và đây là một thực tế không thể thay đổi được”, Trung úy Vũ Đăng Toàn khẳng định.
Rồi Trung úy Vũ Đăng Toàn và mấy đồng chí trên xe 390 bị cho về vườn sớm, đi đánh dậm, cắt tóc, lái xe…để bịt sự thật chăng? ai làm việc này?
Bốn đ/c như hồi sinh
Bốn anh em trên chiếc xe tăng 390 húc đổ cổng dinh Độc Lập ngày 30/4/1975. Từ phải qua là các ông Vũ Đăng Toàn, Ngô Sỹ Nguyên, Lê Văn Phượng, Nguyễn Văn Tập.
Bảo dưỡng tăng
Bốn đ/c như hồi sinh
Bốn anh em trên chiếc xe tăng 390 húc đổ cổng dinh Độc Lập ngày 30/4/1975. Từ phải qua là các ông Vũ Đăng Toàn, Ngô Sỹ Nguyên, Lê Văn Phượng, Nguyễn Văn Tập.
Bảo dưỡng tăng
Xe tăng số 843 có lái xe Lữ Văn Hỏa; pháo thủ số 2 Nguyễn Văn Kỷ; pháo thủ Thái Bá Minh và người chỉ huy là Ðại đội trưởng, trung úy Bùi Quang Thận.
Xe mình không húc đổ cổng Dinh, thế mà lại nhận xe mình húc đổ cổng Dinh, để rồi vị trung úy này leo đến cấp đại tá và chém gió về việc trên ở khắp nơi?
Ba chiến binh cùng xe có được hưởng gì không hay cũng về nơi sâu xa để ỉm chuyện?
Mới thấy 2 trớ trêu ở Dinh này?:
1. Kẻ lệnh, tổ chức xây không được ở, chết bất thường bởi kẻ dưới quyền. Tổng thống Nguyễn văn Thiệu không chủ trương xây lại là người thụ hưởng lâu nhất, bị một phần dân Việt nguyền rủa nhiều nhất, rời Dinh không một lần quay lại.
2. Kẻ đâm đổ cổng Dinh lại bị kẻ khác tranh công, rồi lại được người Tây chứng minh và một phần người Việt vinh danh. Kẻ tranh công hình như không một lời xin lỗi hay cải chính.
Xe tăng 390 ( loại T 59 do Trung Quốc sản xuất)
Ba chiến binh cùng xe có được hưởng gì không hay cũng về nơi sâu xa để ỉm chuyện?
Mới thấy 2 trớ trêu ở Dinh này?:
1. Kẻ lệnh, tổ chức xây không được ở, chết bất thường bởi kẻ dưới quyền. Tổng thống Nguyễn văn Thiệu không chủ trương xây lại là người thụ hưởng lâu nhất, bị một phần dân Việt nguyền rủa nhiều nhất, rời Dinh không một lần quay lại.
2. Kẻ đâm đổ cổng Dinh lại bị kẻ khác tranh công, rồi lại được người Tây chứng minh và một phần người Việt vinh danh. Kẻ tranh công hình như không một lời xin lỗi hay cải chính.
Xe tăng 390 ( loại T 59 do Trung Quốc sản xuất)
Xe tăng 843 ( loại T 54 do liên Xô sản xuất)
Thật trớ trêu cho mấy vị bé, to viết trên liên quan đến dinh Độc Lập, phải chăng ông kiến trúc sư Ngô Viết Thụ dựa vào thuyết phong thủy thiết kế Dinh này để dành cho người lương thiện? kẻ xấu dụng sẽ bị trừng phạt?
Bốn cựu binh Vũ Đăng Toàn, Ngô Sỹ Nguyên, Lê Văn Phượng, Nguyễn Văn Tập trên chiếc xe tăng 390, ba cựu binh Lữ Văn Hỏa, Nguyễn Văn Kỷ, Thái Bá Minh trên xe tăng số 843 nay sống ra sao, có cùng khẳng định tích trên mà "lề phải" đưa không? Cầu cho các cựu binh sống vui, khỏe... đầy đủ.
Ðại tá Bùi Quang Thận đã qua đời không hiểu cuối đời có suôn sẻ không? Cầu cho ngài nơi chín suối an lành.
Bốn cựu binh Vũ Đăng Toàn, Ngô Sỹ Nguyên, Lê Văn Phượng, Nguyễn Văn Tập trên chiếc xe tăng 390, ba cựu binh Lữ Văn Hỏa, Nguyễn Văn Kỷ, Thái Bá Minh trên xe tăng số 843 nay sống ra sao, có cùng khẳng định tích trên mà "lề phải" đưa không? Cầu cho các cựu binh sống vui, khỏe... đầy đủ.
Ðại tá Bùi Quang Thận đã qua đời không hiểu cuối đời có suôn sẻ không? Cầu cho ngài nơi chín suối an lành.
Tháng 11/1975 Hội nghị hiệp thương thống nhất Việt Nam tổ chức tại Dinh, n ay gọi Nó là Hội trường Thống Nhất.
---------------------------
Cóp từ
__________________________________________________________________________
Ông Nguyễn Văn Tập (SN 1951), quê ở thôn Đại Tỉnh, xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc, Hải Dương; nhập ngũ tháng 6/1970, đóng quân tại Thanh Hóa. Sau đó ông được tuyển về Đoàn H03 học lái xe tăng. Năm 1971, hành quân vào miền Nam. Cuối năm 1974, ông được giao nhiệm vụ lái xe tăng T59, số hiệu 390, lên đường vào Nam.
Dòng xe tăng T59 chỉ có 4 người, gồm Trung sỹ Nguyễn Văn Tập, lái xe; pháo thủ 1, trung sỹ Ngỗ Sỹ Nguyên; pháo thủ 2 Lê Văn Phương; Trung úy Vũ Đăng Toàn, chính trị viên Đại đội, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn 203, Quân đoàn 2, làm chỉ huy tăng 390.
Trận đầu tiên, tăng 390 tham gia đánh giặc ở A Sầu và A Lưới, khu vực tây nam Huế. Năm 1975, tăng 390 tiếp tục tham gia chiến dịch giải phóng Huế, Đà Nẵng, Phan Rang, Phan Thiết, căn cứ Nước Trong (Đồng Nai) và Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
________________________________________________________________________________
(ảnh trên intenet)
Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013
THÈM ĐÙI
Một bà,dáng "mệnh phụ phu nhân",mua mực
tươi ở chị ngồi cạnh,rũ làn,rơi ra vài tờ giấy.Giấy với mình quý lắm,có thể lau
tay sau khi bán rau.Mình vơ vội.Những tờ giấy chưa nhàu.Tò mò lúc vắng khách,giở ra thấy viết như một bài "văn":
Mười tám tuổi rồi,nhưng nó gầy,thấp bé như đứa 13,14.Quần áo hình như lâu ngày không thay nên tỏa ra mùi hương là lạ.
Mồ côi mẹ năm lên mười.Bố nó đạp xích lô.Thành phố văn minh dần dần,xích lô không đất sống.Bố nó đi vác thuê hàng vào chợ.Có tiền,bố nó uống.Bụng đói lại uống "rượu săm"-độc.Bố nó say suốt ngày."Cơn say nọ trùm lên cơn say kia".Không nuôi nổi nó.
Nó phải tự lập.Nhờ ông hàng xóm cám cảnh thương tình,mua cho nó bộ đồ nghề đánh giầy,nó tự kiếm sống đến tận giờ,
Nó nói,nó thèm đùi.
Những cặp đùi nõn nà,sờ chưa bao giờ nó dám,đừng nói được "nhâm nhi".
Nó chỉ dám nhìn trộm,khi nó xách bộ đồ nghề đánh giầy lẻn vào các nhà hàng sang trọng.Nó ứa nước rãi.
Sao người ta xài,mà nó không?
Và nó hạ quyết tâm:
Tất cả tiền đánh giầy nhiều ngày,nó không ăn.Nó tích lại.
Nó đánh giầy cho khách đang ăn,nó đánh thật lâu.Khách ăn xong,nó trả giầy.Khách đi,nó ngồi thế chỗ.
Đồ thừa?Ngon chán!Ngon hơn chiếc bánh mì 3 ngàn lép xẹp là cái chắc!
Và túi nó cũng có năm mươi ngàn.
Nó nghĩ,chắc thừa tiền để sở hữu những cặp đùi hấp dẫn kia.
Không dám vào những quán sang.Nó tìm một quán lá khuất sau những lùm cây um tùm.Nó biết rằng nơi ấy cũng sẵn đùi.
-Bà chủ ơi! Cho cháu dăm cặp đùi,để trắng nguyên thế nhé.
Không lâu,bà chủ đã đặt trước mặt nó một đĩa bày 5 cặp đùi ếch trắng tinh lẫn lá lốt thái nhỏ,dậy mùi.
Đói ngấu,nó nhá sạch trong vài phút,như "chưa bao giờ được ăn".
Một trăm ngàn! Nó đang ngồi ngắm đĩa không thì nghe tiếng bà chủ,
Túi nó vỏn vẹn có năm chục.
Hồi lâu xin xỏ,bà chủ giữ lại bộ đồ nghề.
Thất thểu bước khỏi quán...Nó nghĩ: Thèm đùi khổ thế,đã mất hết đồ nghề,mai kiếm đâu ra tiền!
Nó rẽ xuống chân đê.Nơi đó tối om.Nó liên tưởng đến chuyện người nhớn kể về đời chị Dậu hôm nào...
......"chị vùng dậy chạy té ra sân,trời tối đen như mực.Nó tối như tiền đồ của chị."
Mười tám tuổi rồi,nhưng nó gầy,thấp bé như đứa 13,14.Quần áo hình như lâu ngày không thay nên tỏa ra mùi hương là lạ.
Mồ côi mẹ năm lên mười.Bố nó đạp xích lô.Thành phố văn minh dần dần,xích lô không đất sống.Bố nó đi vác thuê hàng vào chợ.Có tiền,bố nó uống.Bụng đói lại uống "rượu săm"-độc.Bố nó say suốt ngày."Cơn say nọ trùm lên cơn say kia".Không nuôi nổi nó.
Nó phải tự lập.Nhờ ông hàng xóm cám cảnh thương tình,mua cho nó bộ đồ nghề đánh giầy,nó tự kiếm sống đến tận giờ,
Nó nói,nó thèm đùi.
Những cặp đùi nõn nà,sờ chưa bao giờ nó dám,đừng nói được "nhâm nhi".
Nó chỉ dám nhìn trộm,khi nó xách bộ đồ nghề đánh giầy lẻn vào các nhà hàng sang trọng.Nó ứa nước rãi.
Sao người ta xài,mà nó không?
Và nó hạ quyết tâm:
Tất cả tiền đánh giầy nhiều ngày,nó không ăn.Nó tích lại.
Nó đánh giầy cho khách đang ăn,nó đánh thật lâu.Khách ăn xong,nó trả giầy.Khách đi,nó ngồi thế chỗ.
Đồ thừa?Ngon chán!Ngon hơn chiếc bánh mì 3 ngàn lép xẹp là cái chắc!
Và túi nó cũng có năm mươi ngàn.
Nó nghĩ,chắc thừa tiền để sở hữu những cặp đùi hấp dẫn kia.
Không dám vào những quán sang.Nó tìm một quán lá khuất sau những lùm cây um tùm.Nó biết rằng nơi ấy cũng sẵn đùi.
-Bà chủ ơi! Cho cháu dăm cặp đùi,để trắng nguyên thế nhé.
Không lâu,bà chủ đã đặt trước mặt nó một đĩa bày 5 cặp đùi ếch trắng tinh lẫn lá lốt thái nhỏ,dậy mùi.
Đói ngấu,nó nhá sạch trong vài phút,như "chưa bao giờ được ăn".
Một trăm ngàn! Nó đang ngồi ngắm đĩa không thì nghe tiếng bà chủ,
Túi nó vỏn vẹn có năm chục.
Hồi lâu xin xỏ,bà chủ giữ lại bộ đồ nghề.
Thất thểu bước khỏi quán...Nó nghĩ: Thèm đùi khổ thế,đã mất hết đồ nghề,mai kiếm đâu ra tiền!
Nó rẽ xuống chân đê.Nơi đó tối om.Nó liên tưởng đến chuyện người nhớn kể về đời chị Dậu hôm nào...
......"chị vùng dậy chạy té ra sân,trời tối đen như mực.Nó tối như tiền đồ của chị."
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)